Không phải mỹ phẩm hay điện tử, kim chi mới là điểm sáng xuất khẩu của Hàn Quốc

Mức độ phổ biến của kim chi tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm qua, trở thành động lực xuất khẩu mới cho Hàn Quốc tới hơn 90 quốc gia trên khắp thế giới…

a-nation-of-kimchi-5738.jpeg

Dữ liệu mới được công bố gần đây cho thấy xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Hàn Quốc đã có những thành tựu tốt trong năm 2023, dẫn đầu là các sản phẩm trong thực đơn hàng ngày của người dân địa phương như gạo, kim chi và mì ăn liền.

XUẤT KHẨU ĐẠT KỶ LỤC

Các diễn biến trong lạc quan trong giai đoạn nửa cuối năm đã đảo ngược xu hướng giảm trong xuất khẩu của Hàn Quốc vào 2 quý đầu năm 2023. Trong đó, khối lượng xuất khẩu kim chi của Hàn Quốc đã chứng kiến mốc cao kỷ lục mới.

Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu kim chi tới 92 quốc gia, nhiều hơn 32 thị trường so với mức 61 được ghi nhận vào năm 2013. Mốc trước đó được thiết lập vào năm 2021 là 89 thị trường sau khi kim chi gây được sự chú ý trên toàn cầu như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Con số này đã giảm xuống còn 87 thị trường vào năm ngoái trước khi phá kỷ lục vào năm 2023.

Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, nước này đã xuất khẩu 44.041 tấn kim chi vào năm 2023, tăng 7,1% so với 41.118 tấn của năm 2022. Kỷ lục trước đó là 42.544 tấn vào năm 2021.

Giá trị xuất khẩu kim chi trong cùng kỳ là 155,61 triệu USD, tăng 10,5% so với 140,82 triệu USD của 2022. Tuy nhiên, tiếc rằng con số này vẫn chưa thể bứt phá được kỷ lục 159,9915 triệu USD được thiết lập vào năm 2021.

Các nhà xuất khẩu kim chi lớn nhất của Hàn Quốc bao gồm Daesang, CJ CheilJedang, Pulmuone; với riêng Daesang đã chiếm tới 50% thị phần vào năm 2023, tăng 18% lên 83 triệu USD.

optimize-1610.jpeg

Nhật Bản là nước nhập khẩu kim chi Hàn Quốc lớn nhất, tiếp theo đó là Mỹ. Chỉ riêng giá trị xuất khẩu sang hai nước này đã vượt quá 100 triệu USD, chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu. Kim chi Hàn Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 10.000 tấn và sang Nhật Bản hơn 20.000 tấn. Hà Lan, Úc và Vương quốc Anh lọt vào top 5 về lượng nhập khẩu kim chi. Đài Loan và Hồng Kông, cho đến gần đây vẫn xếp thứ ba và thứ tư, đã rớt khỏi top 5 trên bảng xếp hạng.

Mặc dù được là xứ sở kim chi, nhưng Hàn Quốc vẫn có xu hướng nhập khẩu kim chi từ Trung Quốc vì có nhiều người tiêu dùng nội địa chọn kim chi nhập khẩu giá thành rẻ hơn so kim chi được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong năm 2023, giá trị nhập khẩu kim chi của Hàn Quốc đứng ở mức 163,58 triệu USD vào năm 2023, giảm 3,4% so với năm trước.

Sự gia tăng xuất khẩu kim chi của Hàn Quốc và giảm nhập khẩu kim chi về Hàn Quốc đã dẫn đến thâm hụt 7,95 triệu USD trong cán cân thương mại.

3b206336-81f6-4ed8-8460-17fe3a7a38c1-0bc4c7d2-5235.jpg

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THÔNG QUA AI

Trước các tín hiệu lạc quan về sản xuất và xuất khẩu kim chi, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp Hàn Quốc đã hợp tác với các phòng thí nghiệm do nhà nước điều hành để kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào quy trình kiểm soát chất lượng, nhằm đảm bảo mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng toàn cầu.

Viện Kimchi Thế giới (WiKim) đã công bố phát triển thành công công nghệ này sau một dự án chung kéo dài 6 tháng cùng sự tham gia của nhà cung cấp giải pháp dữ liệu Catalonix và nhà phát triển dịch vụ công nghệ giáo dục SLI (Solution Learning Innovation) có trụ sở ở Seoul.

Cách tiếp cận hiện đại này đánh dấu sự khác biệt so với phương pháp làm bắp cải muối truyền thống vốn trước đây hoàn toàn dựa vào bàn tay con người.

Mục tiêu chính của dự án là xây dựng bộ dữ liệu cần thiết để kiểm tra chất lượng kim chi và tạo ra một mô hình AI có khả năng phân tích dữ liệu được thu thập. Bộ dữ liệu chứa 270.000 bản ghi màu RGB và hình ảnh siêu phổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chất lượng thực phẩm chi tiết ở từng giai đoạn của quy trình làm kim chi một cách hiệu quả và chính xác tại các nhà máy sản xuất, bao gồm cả chất lượng thành phần, quá trình trộn và theo dõi giai đoạn lên men.

Thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu này, mô hình AI có khả năng quét và phân tích hình ảnh để xác định mức độ ngọt, mặn và lên men ở từng giai đoạn. Những yếu tố chính chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của món ăn. Hệ thống có thể phân loại kim chi dựa trên chất lượng của nó, đưa ra đánh giá chất lượng toàn diện cho sản phẩm cuối cùng.

Chủ tịch WiKim Chang Hae-choon cho biết: “Bằng cách phân tích tập dữ liệu hình ảnh, công nghệ này có thể đẩy nhanh quá trình kiểm tra chất lượng kim chi sản xuất hàng loạt, ngay từ giai đoạn sản xuất cho đến phân phối, đồng thời đảm bảo chất lượng được đồng nhất”.

Bước đột phá này được kỳ vọng sẽ nâng cao ngành công nghiệp kim chi của Hàn Quốc, vốn luôn còn thiếu các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng. Bởi nó từng phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá chủ quan của từng nhà sản xuất dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ.

Hơn nữa, lực lượng lao động đang ngày càng suy giảm tại Hàn Quốc, do dân số già, gây ra rủi ro đáng kể cho một ngành công nghiệp chậm trễ hơn trong việc áp dụng các tiến bộ công nghệ và phụ thuộc nhiều vào giác quan của con người để kiểm soát chất lượng. Thực trạng diễn ra vào thời điểm các sản phẩm kim chi Hàn Quốc đang trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới nhờ sự mở rộng phổ biến văn hóa Hàn Quốc, dẫn đầu là K-pop và mạng xã hội.

Ông Chang Hae-choon một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết trong việc nhanh chóng giải quyết các thách thức liên quan đến xuất khẩu kim chi, từ khâu trồng trọt nguyên liệu đến vận chuyển sản phẩm ra nước ngoài. Nếu không có những phân tích chính xác và có hệ thống hơn, việc đảm bảo chất lượng đồng đều cho người tiêu dùng toàn cầu sẽ có nhiều rủi ro.

“Để đảm bảo kim chi xuất khẩu có chất lượng cao ổn định, chúng tôi buộc phải từ bỏ các phương pháp truyền thống và áp dụng cách tiếp cận mới, sáng tạo, hiện đại hơn. Mô hình kiểm tra chất lượng kim chi dựa trên AI đã khắc phục được những hạn chế trước đây và nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông Chang giải thích.

Xem thêm

6 tác dụng ít ai biết của kim chi

6 tác dụng ít ai biết của kim chi

Kim chi là một món rau củ muối có trong bữa ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc. Bên cạnh hương vị hấp dẫn, kim chi còn đem lại những lợi ích về mặt sức khỏe ít ai biết…

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…