Khủng hoảng năng lượng thúc đẩy sự phát triển nhiên liệu hydro tại Đức

Kể từ thời điểm xuất khẩu khí đốt của Nga sang Đức lần đầu tiên bị gián đoạn vào tháng 6, công ty Kelheim Fibers của Đức đã bắt đầu tìm kiếm các phương án thay thế để duy trì hoạt động của động cơ.
nhiên liệu hydro

Công ty có trụ sở tại Bavarian, Kelheim Fibers sản xuất một loại sợi được sử dụng trong mọi thứ, từ túi trà đến băng vệ sinh, sẽ có thể sử dụng dầu sưởi thay vì gas để chạy động cơ máy móc bắt đầu từ giữa tháng Giêng. Nhược điểm của dầu sưởi ẽ làm tăng lượng khí thải carbon nhưng về lâu dài, công ty đang xem xét chuyển sang sử dụng nhiên liệu hydro, một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. 

Craig Barker, giám đốc điều hành của công ty nói với Reuters: “Chúng tôi muốn trở thành một trong những công ty lớn đầu tiên ở Bavaria chuyển sang sử dụng hydro.”

Ông Barker cho biết chi phí năng lượng chiếm hơn 60%-70% chi phí biến đổi của công ty, vượt qua cả nguyên liệu thô chính.

Kelheim Fibers là một trong nhiều công ty vừa và nhỏ tạo thành xương sống của nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đang tìm cách đa dạng hóa hỗn hợp năng lượng của họ để duy trì sản lượng. 

Việc Nga giảm cung cấp khí đốt cho Đức đã buộc Berlin phải kích hoạt lại hoặc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than, khiến các mục tiêu phát thải khí nhà kính gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhà kinh tế học của ifo, Klaus Wohlrabe, cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể thúc đẩy xu hướng sản xuất xanh mạnh mẽ hơn.

"Dựa vào nhiên liệu hóa thạch trong thời gian dài... đã được chứng minh là một con đường rủi ro. Vì vậy, ít nhất trong trung hạn, các công ty không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự định hướng lại", ông Wohlrabe nói.

Kelheim Fibers, cho đến nay công ty đã đáp ứng 85% nhu cầu năng lượng bằng khí đốt, đang đàm phán với các bên liên quan về việc nhập khẩu hydro với mức tiêu thụ hàng năm dự kiến khoảng 30.000 tấn, bắt đầu từ năm 2025.

Chúng tôi chắc chắn cần cơ sở hạ tầng,” CEO Craig Barker chia sẻ, đồng thời cho biết thêm rằng sẽ cần một đường ống để kết nối với nhà máy lọc dầu Bayernoil của Đức và một cảng để đáp ứng nhu cầu mà công ty không thể đáp ứng từ hydro sản xuất trong nước.

Đầu tháng này, Bộ Kinh tế Đức đã phê duyệt việc xây dựng mạng lưới đường ống dẫn hydro đầu tiên của quốc gia. Bộ cũng đã công bố một kế hoạch hành động để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ chuyển sang sản xuất thân thiện với khí hậu, bao gồm cả việc mở rộng cơ sở hạ tầng hydro.

Phát biểu vào đầu tháng này, Hiệp hội ngành công nghiệp tiện ích BDEW cho biết, “cần phải đẩy nhanh các khoản đầu tư vào hydro hơn nữa, bao gồm Đạo luật Hydro để cắt giảm bộ máy quan liêu và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với xu thế hiện tại”. Chủ tịch BDEW Kerstin Andreae nhấn mạnh: “Năm 2023 sẽ phải cung cấp động lực mới cho các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, hydro, nhà máy điện chạy bằng khí hydro và mạng lưới năng lượng”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…