Lãi suất thế chấp giảm mạnh, thị trường nhà ở tại Mỹ sôi động trở lại

Lãi suất thế chấp ở Mỹ giảm mạnh đã khiến thị trường nhà ở nóng lên vào tháng 1. Tuy nhiên, việc Fed tiếp tục tăng lãi suất làm dấy lên nghi ngờ điều này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn…
Lãi suất thế chấp giảm mạnh, thị trường nhà ở tại Mỹ sôi động trở lại

Lãi suất thế chấp sụt giảm giúp doanh số bán nhà ở mới cho một gia đình ở Mỹ tăng 7,2% so với tháng trước lên mức 670.000 căn vào tháng 1 năm 2023, sau mức tăng 7,2% được điều chỉnh tăng trong tháng 12. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái, đánh bại dự đoán của các chuyên gia kinh tế là 620.000, một dấu hiệu cho thấy thị trường nhà đất có thể đang ổn định.

Trong khi đó, Hiệp hội các nhà môi giới Mỹ (NAR) cho biết các hợp đồng nhà hiện có sẵn đã tăng 8,1% trong tháng trước so với tháng 12. Đó là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, doanh số vẫn thấp hơn 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh số nhà ở đang được tính theo lượng giao dịch đang xử lý đã hoàn thiện việc ký hợp đồng thay vì những giao dịch đã hoàn thành đầy đủ thủ tục chuyển giao. “Giao dịch đang xử lý” là chỉ báo mới nhất về nhu cầu nhà ở, vì có thể mất tới hai tháng để hoàn tất một giao dịch bán sau khi ký kết hợp đồng.

Bước nhảy vọt của doanh số nhà ở tháng 1 vừa rồi là do sự sụt giảm của lãi suất thế chấp. Sau khi đạt mức cao hơn 7,3% trong tháng 10, doanh số bán nhà giảm mạnh. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình của khoản thế chấp phổ biến nhất là khoản thế chấp cố định 30 năm đã giảm xuống gần 6% trong tháng 1, theo Mortgage News Daily.

Nhà kinh tế trưởng của NAR, Lawrence Yun, cho biết: “Người mua đang có khả năng chi trả tốt hơn nhờ lãi suất thế chấp giảm trong tháng 12 và tháng 1.”

lãi suất thế chấp giảm khiến doanh số bán nhà Mỹ tăng mạnh vào tháng 1
Lãi suất thế chấp giảm khiến doanh số bán nhà ở Mỹ tăng mạnh

Doanh số bán hàng của nhà xây dựng tăng hơn 7% so với tháng 1. Một số trong đó là do các ưu đãi được cung cấp bởi các nhà xây dựng lớn, nhưng hầu hết là do mức giá thấp hơn đã cải thiện khả năng chi trả của người dân, đặc biệt là đối với những người mua nhà cấp thấp.

Nhưng lãi suất thế chấp lại tăng cao hơn vào tháng 2 với tỷ lệ trung bình đạt mức 6,88%. Hoạt động bán hàng khả năng cao đã chậm lại. Đơn xin thế chấp để mua nhà, một chỉ báo hàng tuần về nhu cầu của người mua, đã giảm trong phần lớn tháng 2.

Đồng thời, doanh số bán những ngôi nhà đã qua sở hữu sụt giảm trong tháng 1, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2010. Nhiều chủ nhà không muốn bán vì biết rằng họ sẽ phải vay với lãi suất cao hơn lãi suất thế chấp hiện tại để mua một căn nhà khác.

Trong tương lai, với tỷ lệ lãi suất cao hơn và nguồn cung nhà để bán vẫn còn ở mức thấp kỷ lục, doanh số bán hàng có thể không thể tiếp tục tăng trưởng như vậy.

Ông Yun cho biết: “Hoạt động bán nhà có vẻ sẽ chạm đáy trong quý đầu tiên của năm nay, trước khi tình hình được cải thiện. Nhưng doanh số bán nhà hàng năm sẽ không tăng cho đến năm 2024. Trong khi đó, giá nhà sẽ ổn định ở hầu hết các vùng của đất nước với sự thay đổi nhỏ về giá nhà trung bình trên toàn quốc.”

NAR dự đoán doanh số bán nhà hiện tại sẽ tiếp tục sụt giảm, thấp hơn 11,1% so với năm 2023, trước khi tăng vào năm 2024. Họ dự kiến giá nhà trung bình trên toàn quốc đối với những ngôi nhà hiện có sẽ giảm 1,6% trong suốt cả năm, xuống mức trung bình là 380.000 USD trước khi tăng trở lại vào năm 2024.

Đồng thời, Hiệp hội cũng dự đoán doanh số bán nhà mới xây sẽ giảm nhẹ trong năm nay, dự kiến giảm 3,7% so với năm trước, trước khi tăng lên 19,4% vào năm 2024. Giá nhà mới xây dự kiến sẽ tăng 1,3%, lên 461.000 USD.

Xem thêm

Có gói 120.000 tỷ đồng, xây nhà ở xã hội cũng... chẳng dễ

Có gói 120.000 tỷ đồng, xây nhà ở xã hội cũng... chẳng dễ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ giao, Ngân hàng Nhà nước ưu tiên nguồn vốn 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở công nhân. Tuy nhiên, khó khăn của các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội còn đến từ nhiều yếu tố khác, ngoài dòng tiền...

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...