Làn sóng thay đổi xu hướng bán lẻ đang đe dọa trung tâm thương mại

Xu hướng bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng khi người tiêu dùng liên tục chuyển từ các cửa hàng truyền thống sang dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi các chủ trung tâm thương mại phải đổi mớ
Làn sóng thay đổi xu hướng bán lẻ đang đe dọa trung tâm thương mại

Xu hướng bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng khi người tiêu dùng liên tục chuyển từ các cửa hàng truyền thống sang dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi các chủ trung tâm thương mại phải đổi mới để tồn tại và phát triển.

Báo cáo “It’s All About P.L.A.C.E. Making” (Chiến lược P.L.A.C.E.) của CBRE về thị trường bán lẻ khu vực Đông Nam Á cho biết, tại các thành phố lớn ở Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, nhiều trung tâm thương mại đã phải đóng cửa khi đối mặt với tỉ lệ trống cao và lượng khách đến cửa hàng thấp.Lý do chủ yếu là các trung tâm thương mại này đã không nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và giữ chân khách thuê.Đề xuất đưa ra cho chủ trung tâm thương mại là họ cần phát triển nền tảng thương mại điện tử hoặc thiết lập mạng lưới dịch vụ hậu cần nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm đa kênh tích hợp một cách toàn diện.Những nhà điều hành trung tâm mua sắm hiện hữu sẽ đem lại cảm giác tin cậy cao hơn cho người tiêu dùng và đồng thời chiếm được lòng tin của họ khi áp dụng mô hình trực tuyến cung cấp các dịch vụ “nhấp chuột và nhận hàng” hoặc “từ cửa hàng đến cửa nhà”.Cả nhà bán lẻ truyền thống và nhà bán lẻ trực tuyến đều đang có chiều hướng mở rộng phạm vi hoạt động của họ tại các trung tâm thương mại này trong nỗ lực thực hiện chiến lược bán lẻ đa kênh.Kết hợp cả kênh bán lẻ trực tuyến và truyền thống là một trong năm chiến lược mà bộ phận Nghiên cứu của CBRE đề xuất các chủ tòa nhà áp dụng vào thời điểm nền kinh tế Đông Nam Á đang phải đối mặt với sự thay đổi cấu trúc trước những đột phá về công nghệ.Làn sóng thay đổi này đã ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ tại thị trường Đông Nam Á và là mối đe dọa cho việc nguồn cung trung tâm thương mại ngày càng gia tăng.Ông Desmond Sim, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, CBRE Singapore và Đông Nam Á nhận định: “Trách nhiệm đảm bảo rằng các cửa hàng hiện hữu tại trung tâm mua sắm vẫn là nơi mua sắm chính yếu và quan trọng của người tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào các nhãn hàng bán lẻ. Vai trò của nhà quản lý tài sản, chủ tòa nhà và trung tâm mua sắm cần được mở rộng để phục vụ nhu cầu mới của nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.Đây là nhiệm vụ cấp bách khi thị trường được dự báo sẽ có sự gia tăng đột biến về lượng sử dụng internet tại các nước đang phát triển, đặc biệt là Indonesia, Việt Nam nơi lượng sử dụng điện thoại di động có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhất.”Cửa hàng bán lẻ hiện hữu vẫn sẽ là điểm mua sắm chính của người tiêu dùng Đông Nam Á trong vòng năm đến mười năm tới và chiếm ít nhất hơn 90% tổng giá trị doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các chủ trung tâm thương mại sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn để biến mỗi lần đến trung tâm mua sắm thành một trải nghiệm đáng nhớ.Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vẫn là mục tiêu trọng tâm của chủ tòa nhà khi họ dần thay đổi xu hướng bán lẻ. Các chủ trung tâm thương mại và nhà quản lý tài sản cần hỗ trợ khách thuê mặt bằng bởi khi thay đổi cơ cấu sẽ chuyển đổi hoạt động kinh doanh. Đầu tư đổi mới là bước quan trọng tiếp theo để thu hút lượng khách mua ổn định và giữ chân những khách thuê mong muốn góp phần vào hệ thống thành công này.

Tố Nga/VNF

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…