Meta cam kết dành 20% chi tiêu của 2023 để tiếp tục xây dựng metaverse

Bất chấp khoản lỗ 9,4 tỷ USD cho Phòng thí nghiệm thực tế (Reality Labs) vào 3 quý đầu năm 2022, Meta vẫn khẳng định niềm tin của mình đối với metaverse.
xây dựng metaverse

Mặc dù phải đối mặt với khoản lỗ 9,4 tỷ USD từ Reality Labs chỉ trong ba quý đầu năm 2022, Meta vẫn tiếp tục tái khẳng định cam kết xây dựng metaverse. Công ty tuyên bố rằng họ sẽ tiến lên bằng cách đẩy mạnh đầu tư vào Phòng thí nghiệm thực tế (Reality Labs) trong một bài đăng mới có tựa đề “Tại sao chúng tôi vẫn tin tưởng vào tương lai?” từ CTO và Trưởng phòng thí nghiệm thực tế Andrew Boswoth.

Những thách thức kinh tế trên toàn thế giới, kết hợp với áp lực đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi của Meta, đã tạo ra một ‘cơn bão hoài nghi’ về các khoản đầu tư mà chúng tôi đang thực hiện”, ông Bosworth cho biết.

Ông tiếp tục trích dẫn những thành tựu chung của công ty, lưu ý rằng trong quý III/2022, số người dùng hoạt động hàng ngày trên Facebook đã ở mức cao nhất mọi thời đại và lưu ý đến các xu hướng tương tác tích cực cho cả Instagram và WhatsApp. “Như đã được phản ánh trong kết quả quý 3, khoảng 80% khoản đầu tư tổng thể của Meta sẽ là để hỗ trợ hoạt động kinh doanh cốt lõi, 20% còn lại dành cho Phòng thí nghiệm thực tế. Đó là mức đầu tư mà chúng tôi tin rằng có ý nghĩa đối với một công ty cam kết duy trì vị trí dẫn đầu trong một ngành công nghiệp sáng tạo và cạnh tranh nhất trên trái đất.”

Mặc dù Meta đang lỗ lớn từ Phòng thí nghiệm thực tế, nhưng ông Bosworth vẫn nhấn mạnh vào tầm nhìn dài hạn của công ty, trong đó những tiến bộ trong hệ thống thực tế kết hợp sẽ dẫn đến tiềm năng thay thế phần cứng như máy tính xách tay bằng thiết bị hỗ trợ VR. Theo chia sẻ của ông Andrew Bosworth, với mục tiêu tiếp tục phát triển kính AR tiên tiến và xây dựng không gian AI của mình, Meta nhận thức được rằng họ có thể sẽ tiếp tục “mất tiền” hơn nữa cho bộ phận này. 

Xem thêm

Metaverse có thể trị giá khoảng 5 nghìn tỷ USD vào năm 2030

Metaverse có thể trị giá khoảng 5 nghìn tỷ USD vào năm 2030

Theo một báo cáo mới của công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company, metaverse có thể có giá trị ước tính khoảng 5 nghìn tỷ USD vào năm 2030, nhờ vào những lợi ích tiềm năng trong tương lai mà ngày càng nhiều công ty trên tất cả các lĩnh vực đang mong đợi “gặt hái”.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…