Microsoft ra mắt chip AI mới, cạnh tranh trực tiếp với Nvidia

Microsoft đã giới thiệu ra công chúng mẫu chip đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo cùng một dòng chip mới dựa trên thiết kế của Arm Holdings phục vụ cho các công việc tính toán đa năng…

Mẫu chip Maia 100 của Microsoft
Mẫu chip Maia 100 của Microsoft

Tại hội nghị Ignite diễn ra vào ngày 15/11, Microsoft đã chính thức ra mắt hai mẫu chip mới nhất của công ty, bao gồm Maia 100 và Cobalt 100 Arm.

Cụ thể, chip trí tuệ nhân tạo Maia 100 được nhắc đến với khả năng cạnh tranh với phiên bản xử lý đồ hoạ AI nổi tiếng của Nvidia. Loại thứ hai, chip Cobalt 100 Arm, nhằm vào các tác vụ tính toán thông thường và có thể cạnh tranh với bộ xử lý Intel.

Microsoft đang tiếp tục thử nghiệm Maia 100 trong việc đáp ứng nhu cầu của chatbot AI trong công cụ tìm kiếm Bing (hiện được gọi là Copilot thay vì Bing Chat), trợ lý mã hóa GitHub Copilot và GPT-3.5-Turbo - một mô hình ngôn ngữ lớn từ OpenAI do Microsoft hậu thuẫn. OpenAI đã cung cấp cho các mô hình ngôn ngữ của mình một lượng lớn thông tin từ internet và chúng có thể tạo email, tóm tắt tài liệu và trả lời các câu hỏi bằng một vài lời hướng dẫn của con người.

Bên cạnh Maia 100, phiên bản Cobalt 100 Arm đang được Microsoft thử nghiệm trên ứng dụng Teams và dịch vụ Cơ sở dữ liệu Azure SQL. Theo chia sẻ của công ty, chúng có hoạt động tốt hơn 40% so với các chip cũng dựa trên thiết kế Arm hiện có của Azure, đến từ công ty khởi nghiệp Ampere.

Rani Borkar, phó chủ tịch công ty, nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn rằng các phiên bản máy ảo chạy trên chip Cobalt sẽ có sẵn trên thị trường thông qua đám mây Azure của Microsoft vào năm 2024. Bà không cung cấp mốc thời gian phát hành Maia 100.

Ngoài việc thiết kế chip Maia, Microsoft còn phát minh ra phần cứng làm mát bằng chất lỏng tùy chỉnh có tên Sidekicks, đặt vừa trong các giá đỡ bên cạnh máy chủ Maia.

Bà Rani Borkar đưa ra lưu ý thêm rằng bà không có chi tiết so sánh hiệu suất của Maia và các lựa chọn thay thế như H100 của Nvidia. Vào đầu tuần này, Nvidia cho biết H200 của họ sẽ bắt đầu xuất xưởng vào quý 2/2024.

Đến nay, các công ty công nghệ lớn đã nỗ lực để mang đến cho khách hàng các lựa chọn đa dạng về cơ sở hạ tầng đám mây được sử dụng để chạy các ứng dụng. Alibaba, Amazon và Google đã đã làm điều này trong nhiều năm. Theo một ước tính, Microsoft, với khoảng 144 tỷ USD tiền mặt vào cuối tháng 10, chiếm 21,5% thị phần đám mây vào năm 2022, chỉ sau Amazon.

Google đã công bố bộ xử lý tensor đầu tiên dành cho AI vào năm 2016. Amazon Web Service đã tiết lộ mẫu chip dựa trên Graviton Arm và bộ xử lý Inferentia AI vào năm 2018, đồng thời công bố Trainium, dành cho các mô hình đào tạo, vào năm 2020.

Các chip AI đặc biệt từ các nhà cung cấp đám mây có thể giúp đáp ứng nhu cầu khi thiếu GPU. Nhưng khác với Nvidia và AMD, Microsoft và các công ty cùng ngành trong lĩnh vực điện toán đám mây không có kế hoạch cho phép các công ty ngoài mua máy chủ chứa chip của họ.

Xem thêm

Cuộc đua doanh số chip AI giữa Nvidia, AMD và Intel

Cuộc đua doanh số chip AI giữa Nvidia, AMD và Intel

Nhiều công ty công nghệ lớn đã báo cáo doanh thu kỷ lục trong thu nhập quý 2, trong đó doanh số AI đóng góp một phần không nhỏ. Cùng so sánh doanh số bán chip AI của 3 “ông lớn” Nvidia, AMD và Intel…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…