Mitsubishi Motors gia nhập liên minh Honda-Nissan: Thế kiềng ba chân của hãng xe Nhật để chống lại “cơn bão” Trung Quốc

Theo Nikkei Asia, Mitsubishi Motors của Nhật Bản sắp gia nhập cùng liên minh với Honda Motor và Nissan Motor, tạo thành một “bộ ba quyền lực” với tổng doanh số lên tới 8 triệu xe…

Các công nhân đang lắp đặt pin cho một mẫu xe điện mới tại nhà máy của Mitsubishi Motor Corp ở Nhật Bản.
Các công nhân đang lắp đặt pin cho một mẫu xe điện mới tại nhà máy của Mitsubishi Motor Corp ở Nhật Bản.

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhiều hãng xe đến từ Trung Quốc, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tìm kiếm những giải pháp hợp tác để tăng cường lợi thế.

Mới đây, thông tin được tờ Nikkei Asian tiết lộ về việc Mitsubishi Motors sẽ gia nhập liên minh cùng Honda và Nissan đã thu hút sự chú ý lớn từ giới truyền thông và người tiêu dùng. Màn hợp tác này được kỳ vọng sẽ tạo ra một "cỗ máy" sản xuất ô tô khổng lồ và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện các chi tiết cụ thể của mối quan hệ đối tác, nhưng ba công ty dự định sẽ cùng nhau chuẩn hoá phần mềm điều khiển xe, theo Nikkei đưa tin.

Mitsubishi Motors, công ty mà Nissan sở hữu 34%, từ chối bình luận về báo cáo, trong khi các quan chức của Nissan và Honda không sẵn sàng bình luận ngay lập tức.

Nỗ lực này xuất hiện khi Nissan - nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba của Nhật Bản - đang dần mất đi thị phần tại hai thị trường lớn nhất của mình là Mỹ và Trung Quốc, nơi từng chiếm tới một nửa tổng doanh số bán hàng toàn cầu của công ty. Vào hôm 25/7, Nissan đã cắt giảm triển vọng hàng năm sau khi việc giảm giá ở Mỹ đã gần như xoá sạch lợi nhuận quý đầu tiên của hãng.

Kế hoạch hợp tác lần này có thể giúp các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cắt giảm chi phí và tăng cường sức mạnh để ứng phó với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực xe điện, vốn đang bị chi phối bởi các công ty như BYD của Trung Quốc và Tesla của Mỹ.

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới - Trung Quốc - các thương hiệu Nhật Bản trước đây rất được ưa chuộng nhưng ngày nay dường như đang bị “lép vế” trước các hãng sản xuất ô tô nội địa. Nguyên nhân chính là bởi các hãng xe Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường sản xuất và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng với những dòng xe giá rẻ được trang bị phần mềm tiên tiến.

Nissan và Honda từng cho biết vào hồi tháng 3 rằng họ đang xem xét một quan hệ đối tác chiến lược về sản xuất các thành phần xe điện khi cả hai công ty đều tìm cách có được chỗ đứng lớn hơn trên thị trường.

Cái “bắt tay” của ba “ông lớn” trong ngành ô tô Nhật Bản sẽ tác động đáng kể đến thị trường toàn cầu. Người tiêu dùng có thể kỳ vọng sẽ được trải nghiệm những mẫu xe mới với công nghệ hiện đại và giá cả cạnh tranh hơn. Đồng thời, sự hợp tác này cũng sẽ tạo ra áp lực lớn lên các đối thủ khác, buộc họ phải tìm kiếm những giải pháp cụ thể để duy trì vị thế của mình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...