Mỹ giới hạn visa lao động nhằm “trả đũa” Ấn Độ

Chính phủ Hoa Kỳ hiện đang có kế hoạch giới hạn visa lao động H1-B, phần lớn được các công ty IT Ấn Độ đăng ký để gửi nhân viên sang Hoa Kỳ.
Mỹ giới hạn visa lao động nhằm “trả đũa” Ấn Độ

Thông báo giới hạn visa lao động H1-B đã được công bố trước cuộc viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo tới New Delhi. Cảnh báo được đưa ra khi căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Ân Độ dẫn đến các hành động thuế quan “ăn miếng trả miếng” trong những tuần gần đây. Chính thức từ Chủ Nhật vừa qua, Ấn Độ áp mức thuế cao hơn lên một số mặt hàng Hoa Kỳ, chỉ vài ngày sau khi Washington rút đặc quyền thương mại quan trọng cho New Dehli.

Ngành CNTT Ân Độ được ước tính trị giá 150 tỷ USD, phần lớn công ty đăng ký visa lao động H1-B để đưa các kỹ sư, nhà phát triển đến các khách hàng dịch vụ, bao gồm “người khổng lồ” Microsoft Corp, Alphabet Inc hay Facebook Inc tại Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất của họ.

Nhóm vận động hành lang công nghiệp Nasscom cho biết, kế hoạch này của Hoa Kỳ được cho là sẽ mang tới một cuộc khủng hoảng đối với doanh nghiệp trong việc tiếp cận lực lượng lao động lành nghề. Đặc biệt ảnh hưởng tới những công ty hiện đang phụ thuộc nhiều vào kĩ sư Ấn Độ trong việc “lấp đầy lỗ hổng kỹ thuật” và sẽ khiến công việc vận hành tại nhiều nơi phải đối mặt với rủi ro.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...