Mỹ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung sau hiệp ước INF

Mỹ tiến hành thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất, với tầm bắn hơn 500 km. Đây là lần thử nghiệm đầu tiên kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước nhân tầm trung (INF).

Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 12/12/2019, vào lúc 8:30 (giờ địa phương), với tên lửa mang theo một đầu đạn thông thường. 

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Robert Carver cho biết, tên lửa đạn đạo cấu hình tiêu chuẩn thử nghiệm được phóng từ bệ phóng cố định tại căn cứ không quân Vandenberg, bang California. Tên lửa bay được hơn 500 km và rơi xuống biển. 

Dữ liệu thu thập trong quá trình phóng và những kinh nghiệm thu được trong vụ thử nghiệm này, sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng để phát triển các loại vũ khí tầm trung trong tương lai.

Mỹ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung. Video DN

Chỉ vài phút sau khi video cuộc thử nghiệm được công bố, các chuyên gia đã phát hiện tên lửa phóng thử nghiệm là phiên bản sửa đổi của nguyên mẫu tên lửa mục tiêu, vốn được sử dụng trong các cuộc diễn tập kiểm tra hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. 

Tuy nhiên, ông Robert Carver từ chối trả lời sâu vào chi tiết cấu trúc thiết kế tên lửa tầm trung. Mà cho biết Bộ quốc phòng Mỹ có kế hoạch tiếp tục thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm trung nữa.

Trong một diễn biến khác, trả lời phỏng vấn Defense News, ông Carver cho biết, công ty Northrop Grumman Innovation Systems là "nhà thầu quốc phòng chính cung cấp hệ thống phóng tên lửa để thực thi nhiệm vụ thử nghiệm". Đây là doanh nghiệp quốc phòng trực thuộc Northrop, nhà cung cấp chính các hệ thống tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, tên lửa đánh chặn trong hệ thống phòng thủ và tên lửa mục tiêu cho các cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Hồi tháng 8.2019, Quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tiến hành cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung, ngay sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp ước INF về tên lửa hành trình phóng trên mặt đất. Một biến thể của tên lửa hành trình Tomahawk đã được phóng lên từ hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 trong cuộc thử nghiệm này.

Tổ hợp thiết bị phóng Mark 41 cũng được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore. Nhưng Lầu Năm Góc cho biết, đây là một biến thể khác của Mark 41, và khẳng định điều đó không có nghĩa là hệ thống phòng thủ Aegis Ashore có thể trở thành hệ thống có khả năng tấn công – điều mà Nga từ lâu đã phản đối khi Mỹ triển khai các căn cứ Aegis ở châu Âu.

Việc thử nghiệm tên lửa mục tiêu của hệ thống phòng thủ tên lửa ngày 12.12.2019 có thể sẽ khuyến khích các phản ứng trực tiếp từ Nga và Triều Tiên.

Trong đó, Bình Nhưỡng có thể sẽ có nhưng phản ứng quyết liệt hơn sau nhiều động thái cảnh báo rõ ràng đến chính quyền Donald Trump về trì trệ của quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF ngày 02.08.2019, sau khi các nhà lập pháp thông qua quyết định này cuối năm 2018. Hiệp ước INF được Mỹ ký năm 1987 với Liên Xô cũ. Nội dung là cấm phát triển các tên lửa đạn đạo và hành trình mang đầu đạn hạt nhân và thông thường phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 tới 5.000 km.

Mỹ và các đồng minh NATO nhiều năm cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Nga thường xuyên bác bỏ những tuyên bố và cáo buộc Mỹ và phương Tây đang bao vây nước Nga bằng những hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore, có khả năng phóng được các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn nằm trên 500 km.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…