Năm 2022: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng 247,5%

Mặc dù, Trung Quốc thực hiện chính sách zero COVID, hạn chế thông thương với nhiều nước, nhưng Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Triều Tiên đã tăng hơn gấp 3 lần trong năm 2022 so với năm 2021.

Cụ thể, Cơ quan Hải quan Trung Quốc vừa công bố, các chuyến hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến Triều Tiên trong năm 2022 đã tăng 247,5% so với năm 2021 lên 894 triệu USD. Trong đó có các mặt hàng chính như: Dầu đậu nành, lốp cao su, thuốc chữa bệnh...

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên đã tăng hơn gấp 3 lần trong năm 2022 so với năm 2021, khi hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa hai nước được nối lại sau khi tạm dừng để hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Trung Quốc
Việc mở cửa này đã đưa thương mại song phương Trung Quốc và Triều Tiên lên 1,03 tỷ USD trong năm 2022, tăng 226% so với năm trước đó.

Được biết, Bình Nhưỡng đã dự trữ một lượng lớn các mặt hàng y tế của Trung Quốc bao gồm khẩu trang và máy thở vào đầu năm 2022. Trong khi, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới với gần như tất cả các hoạt động thương mại trong phần lớn thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 và chỉ nối lại nguồn cung hàng hóa từ Trung Quốc vào năm 2022.

Việc mở cửa này đã đưa thương mại song phương hai nước lên 1,03 tỷ USD trong năm 2022, tăng 226% so với năm trước đó.

Trong một lưu ý mới đây từ công ty khai thác khoáng sản Úc BHP Group Limited cho biết, Trung Quốc được coi là một nguồn lực ổn định cho nhu cầu khoáng sản trong năm 2023 khi các quốc gia phát triển phải đối mặt với những cơn gió ngược về kinh tế. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...