Netflix có thể tăng giá dịch vụ sau khi kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu

Việc Netflix tăng cường kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu có khả năng đã giúp tăng số người đăng ký thêm khoảng 6 triệu người trong quý 3/2023...

Netflix có thể tăng giá dịch vụ sau khi kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu

Nhà tiên phong phát trực tuyến dự kiến sẽ tạo nền tảng cho việc tăng giá khi báo cáo thu nhập vào 18/10.

Là dịch vụ trực tuyến duy nhất có lợi nhuận, Netflix không tăng giá dịch vụ không có quảng cáo trong năm nay như Walt Disney. Thay vào đó hạn chế chia sẻ mật khẩu ra bên ngoài các hộ gia đình, để thu hút hơn 100 triệu người xem sử dụng dịch vụ của mình mà không cần đăng ký.

Các nhà phân tích tại Bernstein cho biết Netflix hiện giống như một tiện ích trên nhiều thị trường, thách thức của việc được dán nhãn một dịch vụ tiện ích, là cách công ty tiếp tục tìm kiếm sự tăng trưởng.

Vào đầu tháng 10, một báo cáo truyền thông cho biết hãng có thể tăng giá sau khi kết thúc cuộc đình công của các diễn viên Hollywood.

Năm tháng sau khi kêu gọi một cuộc đình công khiến Hollywood rơi vào tình trạng hỗn loạn, Hiệp hội Nhà văn Mỹ vào tuần trước đã phê duyệt hợp đồng mới với các hãng phim lớn. Tuy nhiên, Netflix đã vượt qua cuộc đình công tốt nhờ sự hiện diện quốc tế lớn hơn và bảng nội dung đa dạng.

Ảnh màn hình 2023-10-17 lúc 11.08.04.png
Bảng thống kê tăng số lượng người đăng kí sau khi hãng chặn chia sẻ mật khẩu

Sau một khởi đầu chậm chạp cho kế hoạch quảng cáo được đưa ra vào năm ngoái, các nhà phân tích cho biết họ hy vọng Netflix sẽ tăng giá các tùy chọn không có quảng cáo trong những tháng tới để thúc đẩy nhiều người đăng ký hơn lên phân khúc khách hàng khác, nơi quảng cáo giúp mang lại nhiều doanh thu hơn cho mỗi người dùng.

Cho đến nay, hầu hết người xem đăng ký Netflix sau khi mở khóa mật khẩu đã chọn các gói không có quảng cáo, các nhà phân tích cho biết. Gói tiêu chuẩn với quảng cáo của nó có giá 6,99 USD một tháng, trong khi các gói không có quảng cáo bắt đầu từ 15,49 USD.

Nhà phân tích Ross Benes của Insider Intelligence cho biết việc sử dụng những chiến thuật này, Netflix có thể sẽ tăng gấp đôi lượng người xem hỗ trợ quảng cáo vào năm tới. Ông ấy hy vọng Netflix sẽ hiển thị nhiều quảng cáo hơn cho người dùng theo thời gian, bắt kịp các đối thủ.

Theo ước tính của Visible Alpha phân khúc cho quảng cáo dự kiến sẽ mang lại doanh thu khoảng 188,1 triệu USD trong quý thứ ba kết thúc vào tháng 9, với số lượng người đăng ký thêm là 2,8 triệu.

Ảnh màn hình 2023-10-17 lúc 11.08.19.png
Bảng thống kê dự kiến số lượng người đăng ký của hãng

Nhìn chung, Phố Wall kỳ vọng nhà phát trực tiếp sẽ có số lượng người đăng ký hàng quý mạnh nhất trong năm nay, theo dữ liệu của LSEG.

Doanh thu trong quý thứ ba có thể tăng 7,7% lên 8,54 tỷ USD, tăng trưởng nhanh nhất trong năm quý, nhờ vào các bộ phim mùa mới nhất như "Sex Education" and "Virgin River".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...