"Hiệu ứng Netflix" bao trùm ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc

"Hiệu ứng Netflix" đã đem lại sự nổi tiếng cho nội dung phim truyện Hàn Quốc. Cùng với thành công đó, sự phụ thuộc vào Netflix và tầm ảnh hưởng của nó đã gây ra những lo lắng về tác động lên thị trường nội địa...

Theo số liệu thống kê từ JustWatch, vào quý 1/2022, Netflix là công ty sở hữu nhiều thị phần nhất trong thị trường chiếu phim trực tuyến (streaming), chiếm hơn 30% số lượng người đăng kí trên toàn cầu. Với việc là một trong những công ty đầu tiên bước chân vào dịch vụ phát hành trực tuyến, Netflix đã thật sự để lại một tác động không nhỏ đến cách mà ngành công nghiệp này. Những tác động đó, được gọi chung bằng một cái tên đơn giản: hiệu ứng Netflix.

Hiệu ứng Netflix lan rộng mạnh mẽ 

Khác với những ông lớn truyền thông lắm tiền nhiều của trong cuộc chiến giành thị phần streaming như Disney, Amazon, HBO,... Netflix có được chỗ đứng như hiện tại, tất cả nhờ vào hai chữ thức thời và quyết đoán.

Hiệu ứng Netflix
Netflic đã bao trùm ảnh hưởng của mình đến nền công nghiệp giải trí toàn cầu

Với phương châm “Netflix phải trở thành HBO trước khi HBO trở thành Netflix” của giám đốc nội dung Ted Sarandos, Netflix bắt đầu tập trung vào sản xuất những bộ phim và TV series của riêng mình (Netflix Original) trước khi những công ty hàng đầu về sản xuất nội dung khác tìm ra được công thức thành công cho streaming.

House Of Card, series Netflix original đầu tiên, chính thức được phát hành vào tháng 2/2013. Series dài 13 tập này đem về cho Netflix rất nhiều giải thưởng danh giá cùng những phản hồi tích cực đến từ khán giả. Kể từ thời điểm này, Netflix dần tìm được chỗ đứng trong ngành sản xuất nội dung và nhanh chóng trở thành một ông lớn trong ngành.

Những hiệu ứng khổng lồ mà Netflix tác động lên thị trường điện ảnh và streaming dường như đều bắt đầu từ cách mà nền tảng này khai thác thói quen tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, họ nghiên cứu, khai thác tối đa lợi thế của trải nghiệm xem phim online, đồng thời từng bước xóa bỏ những bất lợi vốn có của thị trường.

Bước ra khỏi Hollywood và thị trường Âu Mỹ vốn nhiều cạnh tranh, Netflix hướng đến việc địa phương hóa (localization) các nội dung trong thư viện của họ. Từ những chiến dịch quảng bá gần gũi, bắt trend đến những khoản tiền đầu tư cho các dự án phim như Squid Game, Kingdom, The Platform, Incantation,... Netflix đã và đang góp phần đưa thế giới chú ý hơn đến những nền điện ảnh nằm ngoài nước Mỹ. 

Trong đó, Hàn Quốc là một trong số những quốc gia tạo ra dấu ấn lớn cho Netflix. Những chương trình của xứ sở kimchi đã trở thành biểu tượng của sự thành công quốc tế và động lực "xuất khẩu văn hóa" của Hàn Quốc. 

Những lo ngại về sự thống trị của Netflix

Với thị phần lớn hơn nhiều so với các nền tảng truyền thông địa phương như Tving, Wavve và Watcha, Netflix đang chiếm thế thượng phong tại thị trường phát hành phim trực tuyến Hàn Quốc. Điều này gây ra mối lo ngại về việc Netflix có thể chiếm lĩnh thị trường và tạo ra một môi trường cạnh tranh bất công, khiến cho các đối thủ địa phương khó có thể cạnh tranh và tồn tại. Đồng thời, việc Netflix sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (IP rights) cho các tác phẩm nổi tiếng có thể làm mất đi sự đa dạng của ngành công nghiệp giải trí nội địa. 

Năm 2022, công ty Mỹ báo cáo lợi nhuận hoạt động 14,28 tỷ won tại Hàn Quốc, trong khi Tving ghi nhận khoản lỗ hoạt động 119 tỷ won. Theo Mobile Index, Netflix chiếm 38,2% thị phần tại Hàn Quốc năm ngoái, vượt qua Tving với 13,1%.

Một khía cạnh khác là tác động của Netflix đến nguồn lực và quyền lợi của các nhà sản xuất và nhà sáng tạo nội địa. Mặc dù Netflix đã tuyên bố sẽ chi trả công bằng cho các nhà sáng tạo địa phương ngay từ giai đoạn sản xuất ban đầu, bất kể thành công của các chương trình, nhưng vẫn còn những lo ngại về việc các tác giả không nhận được phần thưởng tương xứng khi công việc của họ thành công. 

Thêm vào đó, việc Netflix không bị ràng buộc bởi các quy định yêu cầu các dịch vụ truyền hình nước ngoài sản xuất hoặc đầu tư vào nội dung địa phương cũng làm nảy sinh những lo ngại về việc cạnh tranh không bình đẳng và thiếu sự công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. 

Trước những hiện trạng trên, ngày càng có nhiều yêu cầu chính phủ hỗ trợ các dự án do địa phương thực hiện và bảo đảm quyền sở hữu nội dung. Vào tuần trước, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo kế hoạch cung cấp 500 tỷ won (390 triệu USD) để giúp các nền tảng phát sóng địa phương cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu như Netflix trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao.

Hiệu ứng Netflix
Hàn Quốc lo ngại Netflix sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa

Theo ông Heo Seung, giám đốc cộng đồng tại nền tảng phát sóng Hàn Quốc Watcha, cho biết: "Ngành truyền thông và nội dung sẽ phát triển mạnh mẽ khi các nền tảng đa dạng có thể cùng cạnh tranh thay vì chỉ bị một số ít chiếm đóng. Điều này sẽ có lợi cho cả những người sáng tạo và người tiêu dùng".

Trong khi Netflix đã mang lại những cơ hội mới cho ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc và góp phần quảng bá văn hóa nước này trên toàn cầu, nhưng cũng cần có sự cân nhắc và quản lý hợp lý để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất và nhà sáng tạo địa phương. 

Xem thêm

Netflix “lấn sân” sang mô hình bán lẻ

Netflix “lấn sân” sang mô hình bán lẻ

Netflix Inc sẽ cho ra mắt một cửa hàng trực tuyến để bán trang phục, hàng hóa phong cách sống và đồ sưu tầm dựa trên các bộ phim ăn khách của mình như "Stranger Things", "Lupin"…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…