New Zealand mở rộng kế hoạch đánh thuế khí thải nông nghiệp

Thủ tướng Jacinda Ardern nói rằng các kế hoạch là “Một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi của New Zealand sang một tương lai phát thải thấp”.
New Zealand mở rộng kế hoạch đánh thuế khí thải nông nghiệp

New Zealand có kế hoạch đánh thuế khí thải nông nghiệp - bao gồm cả những chất thải liên quan đến ợ hơi, nước tiểu và phân gia súc như bò và cừu - trong một động thái mà chính phủ nước này hy vọng sẽ giúp đất nước đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Theo đó, một hệ thống định giá khí thải nông nghiệp sẽ có hiệu lực vào năm 2025. Một cuộc tư vấn xem xét cách thiết lập các loại thuế và hỗ trợ chuyển đổi - được định nghĩa là "quá trình loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển" - đã ra mắt trong tuần này và sẽ kéo dài đến ngày 18/11.

Chính phủ New Zealand cho biết doanh thu từ thuế sẽ được “quay trở lại lĩnh vực nông nghiệp thông qua đầu tư công nghệ mới, hỗ trợ nghiên cứu và các khoản thanh toán khuyến khích cho nông dân."

Ý tưởng về việc giới thiệu một hệ thống như vậy trong tương lai gần nằm trong một kế hoạch giảm phát thải được công bố vào tháng 5/2022, cũng như một khuyến nghị được xuất bản vào tháng 6 bởi He Waka Eke Noa - Đối tác Hành động Khí hậu Khu vực Chính.

Trong một tuyên bố hôm 11/10, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern lên tiếng ủng hộ kế hoạch này. “Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi của New Zealand sang một tương lai phát thải thấp và thực hiện lời hứa của chúng tôi là định giá phát thải nông nghiệp từ năm 2025 trở đi”. 

Chưa có quốc gia nào khác trên thế giới phát triển một hệ thống định giá và giảm phát thải nông nghiệp, vì vậy người nông dân của chúng tôi sẽ được hưởng lợi từ những bước tiến tiên phong.

Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của New Zealand, bao gồm cả xuất khẩu, nhưng cũng chiếm một phần đáng kể trong lượng khí thải của đất nước. Trong tài liệu tham vấn, các nhà chức trách cho biết lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nông nghiệp - carbon dioxide, nitrous oxide và methane - chiếm hơn một nửa tổng lượng khí thải của New Zealand. Theo tài liệu, carbon dioxide bắt nguồn từ urê, trong khi nitrous oxide đến từ phân và nước tiểu của gia súc… 

Tuy nhiên, trong khi kế hoạch nhận được sự ủng hộ của giới chức trách, nhưng nó lại không được hoan nghênh rộng rãi. Liên đoàn Nông dân New Zealand đã phản ứng dữ dội trước các đề xuất của chính phủ, tuyên bố rằng kế hoạch này “như moi gan, moi ruột các thị trấn nhỏ của New Zealand”. 

Andrew Morrison, chủ tịch của Beef + Lamb New Zealand bày tỏ: “Chúng tôi biết mình có vai trò trong việc giải quyết biến đổi khí hậu và nông dân là một trong những người đầu tiên cảm nhận được tác động của nó. New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới định giá phát thải nông nghiệp. Mặc dù chúng tôi nhận ra vai trò của mình trong việc giảm phát thải, nhưng chúng tôi sẽ không chấp nhận một hệ thống khiến nông dân và cộng đồng của mình gặp rủi ro”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…