Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày

Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết Nga có kế hoạch tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu tháng 3 xuống 500.000 thùng/ngày để đối phó với mức giá trần của phương Tây…

Việc cắt giảm sản lượng dầu này sẽ tương đương khoảng 5% sản lượng tháng 1 của Nga. Điều này đã được Nga ám chỉ nhiều lần kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) và G7 bắt đầu thảo luận về việc hạn chế giá xuất khẩu của này. Động thái này có nguy cơ gây ra tình trạng hỗn loạn mới trong thị trường dầu mỏ vốn đã bị ảnh hưởng bởi việc EU cấm hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển.

Giá dầu thô tăng vọt sau tin tức này. Dầu Brent đã xóa các khoản lỗ trước đó để tăng tới 2% lên 86,5 USD/thùng vào 10/2.

“Cơ chế trần giá đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga là sự can thiệp vào các mối quan hệ thị trường và mở rộng các chính sách năng lượng hủy diệt của phương Tây tập thể”, ông Alexander Novak cho biết trong một tuyên bố hôm nay. Theo đó, Nga cho rằng việc cắt giảm sản lượng dầu vào tháng 3 sẽ đảm bảo “sự phục hồi trong quan hệ thị trường”.

giảm sản lượng dầu
Nga dự kiến giảm sản lượng dầu đáp lại cơ chế áp trần giá dầu Nga của EU

Động thái của Nga làm sâu sắc thêm việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày được OPEC+, tổ chức dẫn đầu bởi Nga cùng với Ả Rập Xê-út, công bố vào cuối năm ngoái. Tại một cuộc họp của ủy ban vào đầu tháng này, những người đứng đầu của OPEC+ đã thấy không cần thiết phải thay đổi chính sách này và nó sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2023.

Hiện tại, Nga có thể bán khối lượng dầu của mình ra thị trường nước ngoài, nhưng họ không muốn tuân thủ các hạn chế về giá do các quốc gia phương Tây áp đặt. Ông Novak cho biết: “Khi đưa ra các quyết định tiếp theo, chúng tôi sẽ hành động dựa trên tình hình thị trường đang phát triển như thế nào".

Doanh thu dầu mỏ của Nga đã bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây. Sự sụt giảm khoảng 40 USD một thùng dầu thô Brent kể từ tháng 6 là yếu tố lớn nhất. Mức chiết khấu mà dầu thô Urals, loại xuất khẩu chính của Nga giao dịch với tiêu chuẩn quốc tế cũng tăng lên do lệnh cấm nhập khẩu của EU và mức trần của G7. Điều này đã buộc Nga phải tìm kiếm thị trường mới và các phương thức vận chuyển thay thế.

Mặc dù vậy, sản xuất của Nga đã phục hồi một cách đáng kinh ngạc. Kể từ khi chạm mức thấp nhất sau chiến tranh là 10,05 triệu thùng/ngày vào tháng 4, sản lượng dầu của Nga đã tăng trở lại khoảng 10,9 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022. Nó vẫn ở gần mức đó vào tháng 1, bất chấp lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với hầu hết các hoạt động nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của nước này vào 5/12 năm trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…