Ngân hàng trung ương Nhật Bản định làm gì khi đồng yên chạm mức thấp nhất trong 24 năm?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được cho là đã tiến hành kiểm tra ngoại hối - một động thái tiền đề cho một cuộc can thiệp chính thức.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản định làm gì khi đồng yên chạm mức thấp nhất trong 24 năm?

Đồng yên Nhật đang dao động gần mức yếu nhất kể từ năm 1998 và các nhà chức trách đã gợi ý một số hành động để ngăn chặn sự suy giảm của đồng tiền này.

Trước quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào cuối tuần này, nhiều nhà phân tích đang xem xét xem liệu ngân hàng trung ương Nhật Bản có điều chỉnh chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình hay không, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ duy trì “lập trường diều hâu”, báo hiệu các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn sắp tới.

Sự chênh lệch tỷ giá ngày càng gia tăng đã khiến đồng yên suy yếu đáng kể, giảm khoảng 25% từ đầu năm đến nay.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được đã tiến hành “kiểm tra” ngoại hối, theo tờ Nikkei của nước này - một động thái phần lớn được coi là chuẩn bị cho sự can thiệp chính thức.

Cái gọi là "kiếm tra", như Nikkei giải thích, liên quan đến việc ngân hàng trung ương “hỏi về các xu hướng trên thị trường ngoại hối” và được nhiều người coi là tiền thân của sự can thiệp trực tiếp để bảo vệ đồng yên.

Mặc dù nói về một sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối, các nhà phân tích đều chỉ ra một lý do khác đằng sau sự suy yếu của đồng yên: chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - một chiến lược được thực hiện vào năm 2016, trong đó giới hạn 10 năm đặt lợi tức trái phiếu quanh mức 0% và đề nghị mức mua số lượng không giới hạn trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) để bảo vệ giới hạn 0,25% xung quanh mục tiêu.

Chính sách kiểm soát đường cong lợi suất nhằm mục đích đưa lạm phát ở Nhật Bản về mức 2%. Vào 20/9, Nhật Bản báo cáo rằng lạm phát lõi đã tăng 2,8% so với một năm trước vào tháng 8, mức tăng trưởng nhanh nhất trong gần tám năm và là tháng thứ năm liên tiếp mà lạm phát vượt quá mục tiêu của BOJ.

Joey Chew, Nhà chiến lược ngoại hối cấp cao khu vực châu Á của HSBC cho biết bảo vệ chính sách này sẽ là ưu tiên của ngân hàng trung ương thay vì can thiệp tiền tệ, do Bộ Tài chính quyết định và Ngân hàng Nhật Bản thực hiện.

BOJ sẽ tiến hành mua trái phiếu - về mặt lý thuyết là không giới hạn - để duy trì chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của mình,” ông Chew nói với CNBC vào tuần trước. Ông nói thêm rằng các hoạt động tiền tệ như vậy sẽ hơi mâu thuẫn với bất kỳ hành động ngoại hối tiềm năng nào, do doanh số bán đồng USD-yên sẽ thắt chặt tính thanh khoản của đồng tiền Nhật Bản. "Ngay cả sự can thiệp thực tế cũng chỉ có thể dẫn đến một phản ứng lớn nhưng tồn tại trong thời gian ngắn." Ông Joey Chew đã chỉ ra những hạn chế từ những trường hợp trước đây khi Nhật Bản tham gia bảo vệ đồng tiền của mình.

Các nhà kinh tế của chúng tôi kỳ vọng BOJ sẽ duy trì vững chắc cam kết đối với chính sách YCC tại cuộc họp tuần này trong bối cảnh 5 ngân hàng trung ương G10 khác đều có khả năng thực hiện các đợt tăng lãi suất lớn”, các nhà chiến lược tại Goldman Sachs viết trong một lưu ý vào đầu tuần này.

Goldman Sachs nhận xét, mặc dù có nhiều khả năng chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp trực tiếp khi đã có các báo cáo kiểm tra tỷ giá như nói trên, nhưng cơ hội thành công trong việc bảo vệ đồng yên “thậm chí còn thấp hơn”. 

Sự kết thúc của chính sách Abenomics

Các thay đổi chính sách tiền tệ của chính phủ Nhật Bản là khó xảy ra, cơ hội đặc biệt thấp dưới thời thống đốc BOJ Harukiho Kuroda,” nhà kinh tế trưởng UBS về Nhật Bản Masamichi Adachi nói với CNBC vào tuần trước. “Một khả năng mà họ sẽ cung cấp là cải thiện yếu tố trung lập hiện tại để ôn hoà các hướng dẫn chuyển sang chỉ trung lập hoặc xóa bỏ nó,” ông nói thêm rằng xác suất tối đa là 20% đến 30%.

Theo Nomura, một trong những động thái đầu tiên về sự thay đổi lập trường tiền tệ của Nhật Bản sẽ là rời bỏ chính sách kinh tế của cố Thủ tướng Shinzo Abe (được gọi rộng rãi là Abenomics).

Naka Matsuzawa, Giám đốc chiến lược vĩ mô Nhật Bản tại Nomura, cho biết: “Bước cần thiết đầu tiên để tiến tới bình thường hóa là để Thủ tướng Fumio Kishida cho thấy ưu tiên chính sách của ông ấy đã khác với Abenomics, và ông ấy sẽ không còn chịu đựng thêm sự sụt giá nữa”.

Cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ kết thúc vào 22/9, một ngày sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Hoa Kỳ, nơi các quan chức được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

Xem thêm

Nhật Bản: Xuất khẩu nông, thủy sản cao kỷ lục

Nhật Bản: Xuất khẩu nông, thủy sản cao kỷ lục

Theo số liệu mới nhất do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản công bố, trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông sản và thuỷ sản Nhật Bản đã tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…