Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tới thăm Trung Quốc và Ấn Độ

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp gỡ những người đồng cấp tại Trung Quốc và Ấn Độ trong tuần này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tới thăm Trung Quốc và Ấn Độ

Ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc gặp đầu tiên với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào hôm 30/3 trước khi có chuyến bay dự kiến ​​đến Ấn Độ vào 1/4, trong chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2. 

Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc

Trên giấy tờ, cuộc gặp của Ngoại trưởng Lavrov với Bộ trưởng Vương Nghị bề ngoài là về tình hình hỗn loạn ở Afghanistan. Nhưng một chuyên gia nói rằng “thật sự không tin nổi nếu họ không thảo luận về tình hình ở Ukraine”, bao gồm cả các lệnh trừng phạt khắc nghiệt mà cộng đồng quốc tế áp đặt đối với Nga và đồng minh Belarus. Steve Tsang, Giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, cho biết: “Không thể tin được các bên sẽ né tránh Ukraine trong các cuộc thảo luận của họ, dù họ nói trọng tâm của chuyến thăm là gì”. 

Chuyến đi của Ngoại trưởng Lavrov sẽ cho ông cơ hội để đánh giá tình trạng quan hệ của Nga với Trung Quốc và Ấn Độ khi hai quốc gia tỷ dân đều bị các quốc gia phương Tây theo dõi ngày càng nhiều về việc họ không có phản ứng mạnh mẽ với Moscow. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bỏ phiếu trắng về các nghị quyết của Liên Hợp Quốc yêu cầu Moscow ngừng ngay cuộc tấn công vào Ukraine.

Kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine, Trung Quốc đã cố gắng thực hiện lập trường trung lập - chọn không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Thay vào đó, Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ và NATO về cuộc xung đột, với việc các phương tiện truyền thông nhà nước quảng bá thông tin sai lệch về Nga. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nhắc lại lập trường của Trung Quốc, nói rằng "đối thoại và đàm phán là cách đúng đắn duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine", đồng thời cảnh báo không nên "đổ thêm dầu vào lửa" - cụm từ thường được các quan chức Trung Quốc dùng để chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã công khai vun đắp quan hệ đối tác trong những năm gần đây, thậm chí tuyên bố vào tháng 2 rằng mối quan hệ của họ "không có giới hạn". Họ đang phát triển các đối tác thương mại, tiến hành các cuộc tập trận chung và cả hai đều chỉ trích sự can thiệp của phương Tây vào các vấn đề đối nội và thường bỏ phiếu với tư cách là một khối tại LHQ.

Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã thử thách mối quan hệ này, khi Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trừng phạt thứ cấp từ phương Tây nếu họ thực hiện bất kỳ sự hỗ trợ nào đối với Nga. Do vậy, chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov cho phép cả hai bên có được sự rõ ràng về "vùng xám" cho mối quan hệ của họ.

Sau cuộc họp, ông Vương Nghị chia sẻ: ”Quan hệ Trung Quốc-Nga đã chịu đựng được thử thách mới. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để đưa quan hệ Trung - Nga lên một tầm cao hơn trong kỷ nguyên mới”. Đồng thời, ông Vương cũng lên tiếng hy vọng Nga và Ukraine trong việc "vượt qua khó khăn và tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình”. 

Thương mại quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Lavrov sẽ đến Ấn Độ vào cuối ngày 1/4 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày. Chuyến đi của ông diễn ra trong bối cảnh có nhiều hoạt động ngoại giao liên quan đến Ấn Độ. Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Australia đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với những người đồng cấp Ấn Độ. Cũng trong tuần này, các nhà ngoại giao từ Đức và Liên minh châu Âu sẽ đến thăm Delhi. Và chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov sẽ trùng với Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia về Kinh tế Quốc tế của Hoa Kỳ, Daleep Singh.

Trong nhiều năm, Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, đã tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực - đặc biệt là khi căng thẳng nóng lên ở biên giới tranh chấp của họ, tăng vọt vào năm 2020 sau khi binh lính hai bên tham gia vào cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong khi đó, Nga đóng vai trò quan trọng khi Ấn Độ tăng cường bảo vệ lãnh thổ của mình. Vào năm 2018, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 5 tỷ USD với Nga vào 2018 về hệ thống tên lửa phòng không. Các ước tính có thể lên tới 50% đối với số lượng thiết bị quân sự của Ấn Độ đến từ Nga.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Ngoại trưởng Lavrov muốn “hiểu được tâm ý của Ấn Độ, liệu Ấn Độ đang đứng ở đâu về mặt chính trị”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...