Nhật Bản cho phép xuất khẩu thêm vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc

Nhật Bản đã phê duyệt lô hàng vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc lần thứ hai kể từ khi áp dụng biện pháp kiềm chế xuất khẩu vào tháng trước.
Nhật Bản cho phép xuất khẩu thêm vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc

Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trở nên tồi tệ vào cuối năm ngoái khi Toà án Tối cao của Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho một số công nhân Hàn Quốc bị cưỡng ép lao động trong Thế chiến thứ hai. Vào đầu tháng 7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc – đe doạ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhật Bản đồng thời cũng công bố kế hoạch loại bỏ trạng thái xuất khẩu nhanh của Hàn Quốc từ cuối tháng này.

Loại vật liệu được phê duyệt xuất khẩu cho Samsung Electronics Co., Ltd lần này là Photoresists – chất cản quang vốn rất quan trọng đối với các công ty sản xuất chip điện tử tiên tiến. Một quan chức tại văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã xác nhận việc này trong một cuộc họp ngắn, tuy nhiên nói rằng “sự không chắc chắn vẫn sẽ còn đó cho đến khi Nhật Bản loại bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát xuất khẩu quá chặt chẽ mà họ đặt ra.”

“Phê duyệt mới nhất của Tokyo được coi là dấu hiệu tích cực đối với ngành công nghiệp địa phương, nhưng tôi chưa thấy Nhật Bản muốn gửi đến một thông điệp hoà giải tới Hàn Quốc,” một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói với Reuters, yêu cầu giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề.

Động thái này của Nhật Bản diễn ra trước thềm cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai nước tại Bắc Kinh vào ngày mai (21/8). “Đây là một tín hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ không leo thang thêm căng thẳng. Ít ra, nó sẽ mang đến một không khí tốt hơn cho các cuộc đàm phán”, giáo sư nghiên cứu quốc tế Anh Duk Geun của Đại học Quốc gia Seoul bình luận. Ông cũng nói thêm về việc không quá trông mong vào một bước đột phá giữa các bế tắc hiện này, với lý do về sự khác biệt quá lớn trong cách giải quyết vấn đề lao động cưỡng ép thời chiến giữa hai nước láng giềng. “Tôi hy vọng, ít nhất sẽ có một cái bắt tay thiện chí,” giáo sự Ahn chia sẻ.

“Chúng tôi sẽ phải thể hiện quan điểm của mình, nhưng trường hợp hiện tại khá là khó khăn,” Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung Wha đã nói với báo giới trước khi lên máy bay đến Bắc Kinh.

Mặt khác, TT Hàn Quốc Moon Jae In đã đưa ra cam kết tăng cường phát triển ngành công nghiệp sợi carbon, như một phần trong nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nhật Bản. TT Moon đã tham gia một sự kiện của công ty Hyosung Advanced Materials để công bố nguồn vốn đầu tư 1 nghìn tỷ won (828,55 triệu USD) vào năm 2028 trong việc mở rộng sản xuất sợi carbon – một trong những vật liệu được sử dụng để chế tạo các bộ phận của ô tô và máy bay. Hiện tại, các công ty Hàn Quốc đang phải dựa vào công ty Toray Industries của Nhật Bản và một số công ty khác để nhập khẩu sợi carbon.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...