Nhờ thuê toàn nhân viên dám "cãi", startup gọi vốn thành công tới 105 triệu USD

Vị CEO này luôn nhắc nhở các thực tập sinh, lẫn nhân viên của mình đưa ra các ý kiến, quan điểm trái với anh. Bởi chỉ có những ý tưởng lạ thường mới giúp startup tiếp tục phát triển.  Ngài Victor
Nhờ thuê toàn nhân viên dám "cãi", startup gọi vốn thành công tới 105 triệu USD
Vị CEO này luôn nhắc nhở các thực tập sinh, lẫn nhân viên của mình đưa ra các ý kiến, quan điểm trái với anh. Bởi chỉ có những ý tưởng lạ thường mới giúp startup tiếp tục phát triển. 
Ngài Victor Ho hiện giữ trọng trách CEO của FiveStars, là startup đã giúp hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp tới khách hàng trung thành của mình các chương trình khuyến mại, đồng thời giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.Kể từ năm 2011, startup FiveStars đã huy động được 105 triệu USD từ hàng loạt những quỹ đầu tư nổi tiếng, bao gồm: Social Capital, Menlo Ventures và Y Combinator.Điều khiến startup này trở nên đặc biệt chính là tiểu sử "độc nhất vô nhị" của CEO Victor Ho. Bởi trước khi thành lập startup FiveStars, anh từng có nhiều năm làm việc tại Goldman Sachs hay McKinsey.Ban đầu, Victor Ho dự định sẽ tiếp tục làm việc ở một công ty tư nhân uy tín, sau khi anh đã nỗ lực vượt qua hầu hết các vòng phỏng vấn.Thế nhưng, vào một ngày định mệnh, khi ngồi ở sân bay quốc tế San Francisco, chờ một chuyến bay trở về New York bị trì hoãn một giờ, Victor Ho đã thay đổi quyết định ở những phút cuối cùng.Anh rút khỏi cuộc phỏng vấn tại công ty tư nhân kia, thay vào đó là dự định khởi nghiệp với FiveStars.
Nhờ thuê toàn nhân viên dám "cãi", startup gọi vốn thành công tới 105 triệu USD ảnh 1
Theo thời báo New York Times, sự thành công của FiveStars chủ yếu được vun đắp từ những kinh nghiệm cá nhân mà CEO Victor Ho tích lũy, khi anh còn làm việc cho các công ty tài chính hàng đầu.Một trong những kinh nghiệm quý báu ấy được gọi là "nghĩa vụ bất đồng quan điểm".Nghĩa là, các thành viên khi tham gia một phiên họp bất kì đều có tiếng nói bình đẳng với người lãnh đạo. Càng nhiều quan điểm, càng bất đồng càng tốt.Do đó, khi khởi nghiệp với FiveStars, Victor Ho luôn nhắc nhở các thực tập sinh, lẫn nhân viên của mình đưa ra các ý kiến, quan điểm trái với anh. Vị CEO này tin rằng, chỉ có đưa ra những ý tưởng lạ thường, công ty mới có thể phát triển.

Chia sẻ trên New York Times, Victor Ho cho biết:

"Một trong những kinh nghiệm quý báu tôi học được tại McKinsey là "Nghĩa vụ bất đồng quan điểm". Những người trẻ, cấp dưới luôn cần có chính khiến, thậm chí họ có thể phản bác lại cấp trên nếu đó là ý tưởng tồi.

Vì vậy, tôi chỉ muốn thuê một nhân viên dám đứng lên và nói: "Victor, anh thật là nhảm nhí. Hãy nghe tôi nói đây này". Và đó mới chính là sự khác biệt tôi đang tìm kiếm".

Nga Phương/Trí Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...