Nữ CEO 25 tuổi lọt top Forbes Under 30 2018

Sở hữu mạng lưới Youtube METUB Network có hơn 800 triệu lượt xem mỗi tháng, là đối tác của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng, Min, Trắng TV…., ít ai biết CEO của METUB- Hà Thị Tú Phượng chỉ mới 25
Nữ CEO 25 tuổi lọt top Forbes Under 30 2018

Hà Thị Tú Phượng khởi nghiệp với mô hình MCN Youtube (mạng đa kênh) này ngay từ khi chưa tốt nghiệp đại học. Năm nay, Tú Phượng cũng là một trong những CEO trẻ tuổi nhất lọt vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam 2018.

Cô vốn là cô học sinh chuyên toán của trường chuyên Hùng Vương, thuộc tỉnh Phú Thọ. Trường xa nhà nên từ nhỏ Phượng đã học được tính tự lập, tự chăm sóc cho bản thân. Là học sinh chuyên toán nên cô khá "khô khan", thời đi học cô cũng đạt các giải thưởng học sinh giỏi, nhưng theo Phượng là "không đáng kể".

Khoảng thời gian "bước ngoặt" đối với cô là thời gian học ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Kinh tế Quốc Dân (Hà Nội). Năm 2013, nhờ vào thành tích học tập nổi trội và các hoạt động ngoại khóa, Phượng được chọn là một trong 8 đại sứ sinh viên của Google ở Việt Nam.

Chính thời gian làm đại sứ sinh viên Google đã cho Phượng cơ hội tiếp xúc sâu hơn những mô hình kinh doanh của Google, cùng với việc xây dựng mối quan hệ ở đây. Chính cơ hội này là tiền đề để Phượng thành lập và điều hành METUB Network – đối tác của Youtube toàn cầu khi chỉ vừa mới bước sang tuổi 22.

METUB Network

Nói về cơ duyên thành lập nên METUB Network, Tú Phượng kể: "Năm 2014, Youtube chính thức mở chương trình Youtube Partner tại Việt Nam. Lúc đó, mình được gọi về thực tập, phụ trách kênh Youtube của một công ty. Mình nhận ra, thật ra công ty không sở hữu kênh Youtube mà đang quản lý các kênh Youtube của trang báo lớn.

Từ đó, cô bắt đầu tìm hiểu mô hình Youtube MCN (Mạng đa kênh Youtube), vốn đang phát triển trên thế giới. Nhận ra mô hình này có thể hoạt động hiệu quả, cùng với định hướng phát triển mảng giải trí nên mình quyết tâm vào TP.HCM thực hiện ý tưởng này. Khi dự án phát triển thì mình tách ra thành lập một công ty riêng."

Mô hình MCN (Multi Channel Network) có thể hiểu là một mạng lưới đa kênh gồm nhiều kênh Youtube. Hoạt động theo mô hình MCN, METUB Network là cầu nối trung gian giữa Youtube, các nhãn hàng và các nhà sáng tạo nội dung. Trong đó, METUB đóng vai trò hỗ trợ các đối tác phát triển nội dung, tối ưu kỹ thuật, quảng bá video của mình trên Youtube.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...