Thách thức nhiều hơn động lực, tương lai giá dầu khó đoán định trong năm 2024

Điểm lại hoạt động năm 2023 và xem xét triển vọng của mặt hàng quan trọng nhất thế giới, Euronews Business cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ phải đối mặt với một số thách thức lớn vào năm 2024…

Thách thức nhiều hơn động lực, tương lai giá dầu khó đoán định trong năm 2024

Tình hình kinh tế tại những quốc gia lớn trên thế giới, nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc và sản lượng dầu toàn cầu sẽ là những yếu tố xác định thị trường dầu mỏ vào năm 2024.

Đầu tiên, cần tóm tắt lại hoạt động của thị trường vào năm 2023. Năm 2023 có thể được phản ánh qua số đặc điểm nhất định, trong đó quan trọng nhất là sự cắt giảm sản lượng kéo dài của OPEC + (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh), đơn vị cung cấp 40% nguồn cung dầu toàn cầu.

Vào tháng 4/2023, tổ chức đã công bố cắt giảm thêm 1,65 triệu thùng mỗi ngày, bổ sung từ mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày đã thỏa thuận trước đó từ tháng 10/2022. Tổng cộng, OPEC+ cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương với khoảng 3% nhu cầu dầu toàn cầu. Thị trường đã ngay lập tức phản ứng với động thái này và đẩy giá dầu tăng cao.

Sau đó hai tháng, vào tháng 6/2023, Arab Saudi - nhà lãnh đạo thực tế của OPEC và là một trong 3 nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới - đã tình nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày với mục đích hỗ trợ sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ.

Giá dầu đạt đỉnh 97 USD vào giai đoạn tháng 9/2023, tăng vọt 25% kể từ khi Arab Saudi thông báo về quyết định vào tháng 6.

Mới đây nhất, vào tháng 11 OPEC+ cũng đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng sang quý 1 năm 2024.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc tiếp tục cản trở bất kỳ đợt tăng giá bền vững và đáng kể nào. Các nước châu Âu cũng ghi nhận tình trạng suy thoái kinh tế với nhu cầu dầu ở Đức thậm chí giảm 90.000 thùng/ngày vào năm 2023, theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Hoạt động sản xuất của Mỹ cũng giảm trong 13 tháng liên tiếp. Trong khi đó, cuộc chiến ở Trung Đông có tác động không đáng kể đến giá dầu.

Dự kiến, trong năm tới thế giới sẽ chứng kiến nguồn cung dồi dào hơn do hoạt động kinh tế chậm lại, kết hợp với sản lượng tăng từ Brazil, Guyana, Na Uy, Canada và Mỹ - quốc gia gần đây đã chạm mức cao nhất là 13,24 triệu thùng/ngày.

Điều này cũng sẽ trả lời cho câu hỏi liệu giá dầu có khả năng chạm mốc 100 USD vào năm 2024 hay không. Nếu không có thêm bất kỳ bất ngờ địa chính trị nào nữa, thì khả năng điều đó gần như bằng không.

IEA nhận thấy nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm tới như đã nhấn mạnh trong báo cáo gần đây. Cơ quan này cho biết mức tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng 1,1 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và lưu ý rằng sản lượng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC cũng sẽ đóng góp 1,2 triệu thùng/ngày vào nguồn cung toàn cầu. Triển vọng năm 2024 của OPEC hơi khác so với IEA vì tổ chức này dự đoán mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày.

Về triển vọng kinh tế chung cho năm 2024, nhiều nhà phân tích cho rằng các chỉ số kinh tế toàn cầu có vẻ chưa mấy khả quan và khả năng xảy ra suy thoái, bất chấp những gợi ý về việc “hạ cánh mềm”, vẫn còn rất cao.

Như vậy, giá dầu năm 2024 sẽ có nhiều kỳ vọng giảm hơn là tăng giá.

Về mặt giá cả, phân tích kỹ thuật cho thấy dường như có sự hỗ trợ đáng kể ở mức 65 USD đối với WTI và 60 USD đối với Brent, nếu suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra.

Nhận thấy sự chậm lại của nền kinh tế, Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu Brent xuống mức trung bình vào khoảng 80 USD - 81 USD. Dự báo này tương đồng với dự báo của IEA, dự kiến giá dầu Brent ở mức 82,57 USD/thùng vào năm 2024. Barclays vẫn đưa ra mức cao hơn, trung bình là 93 USD vào năm 2024, trong khi S&P Global cho rằng 85 USD là phù hợp.

Người tiêu dùng có thể thở phào nhẹ nhõm vì giá dầu dự kiến sẽ duy trì ở mức giới hạn hoặc có xu hướng giảm so với năm 2023, như đã lưu ý trước đó, khi nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục trì trệ.

Xu hướng quan trọng nhất cần theo dõi để hiểu rõ hơn về triển vọng giá dầu năm 2024 là tình trạng của nền kinh tế toàn cầu vì nhu cầu dầu đồng nghĩa với hoạt động kinh tế. Khi OPEC+ giảm sản lượng, không phải vì có nhiều dầu hơn trên thị trường mà là do tổ chức này đủ khôn ngoan để thấy trước sự suy thoái sắp xảy ra của nền kinh tế.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Phố Wall đồng loạt mất điểm, giá dầu lao dốc hơn 4%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào 6/12, bị kéo xuống bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn và cổ phiếu năng lượng dù cho dấu hiệu thị trường việc làm hạ nhiệt củng cố thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới…

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…