OpenAI được định giá “khủng” 157 tỷ USD sau vòng gọi vốn thành công

OpenAI vừa huy động thành công 6,6 tỷ USD trong vòng gọi vốn mới, định giá công ty trí tuệ nhân tạo này lên tới 157 tỷ USD. Các nhà đầu tư tham gia bao gồm Nvidia và tập đoàn Nhật Bản SoftBank…

OpenAI được định giá “khủng” 157 tỷ USD sau vòng gọi vốn thành công

OpenAI đã hoàn tất vòng gọi vốn được mong đợi từ lâu với mức định giá 157 tỷ USD, bao gồm 6,6 tỷ USD mà công ty huy động được từ hàng loạt quỹ đầu tư và công ty công nghệ lớn.

Mặc dù OpenAI không nêu tên các nhà đầu tư trong thông cáo báo chí hôm thứ Tư, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết vòng gọi vốn này do Thrive Capital dẫn đầu và có sự tham gia của Microsoft, Nvidia, SoftBank cùng nhiều công ty khác.

Thrive được cho là đã lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào vòng gọi vốn này. Trong khi đó, Microsoft cũng liên tục rót hàng tỷ USD cho OpenAI và coi đây là một trong những mối quan hệ đối tác quan trọng nhất khi “gã khổng lồ” phần mềm kỳ vọng củng cố mảng kinh doanh đám mây Azure của mình.

Đà phát triển vượt bậc của OpenAI, bắt đầu từ khi ChatGPT được ra mắt vào cuối năm 2022, đã trở thành câu chuyện đáng chú ý nhất trong ngành công nghệ trong vài năm trở lại đây. Cuộc cách mạng này cũng đã đưa khái niệm trí tuệ nhân tạo tạo sinh tới gần hơn với công chúng và mở đường cho hàng chục tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI.

“Khoản đầu tư mới sẽ cho phép chúng tôi củng cố vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu AI tiên phong, tăng cường khả năng tính toán và tiếp tục xây dựng các công cụ giúp mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn”, OpenAI viết trong bài đăng hôm thứ Tư.

Theo giám đốc tài chính Sarah Friar tiết lộ, ChatGPT hiện có 250 triệu người dùng hoạt động hàng tuần. Ngoài ra, có 11 triệu người đăng ký ChatGPT Plus và 1 triệu người dùng doanh nghiệp trả phí trên ChatGPT.

OpenAI đã tạo ra 300 triệu USD doanh thu vào tháng trước, tăng 1.700% kể từ đầu năm 2023. Dự kiến, công ty sẽ mang về 11,6 tỷ USD doanh thu vào năm 2025, tăng gấp 3 lần so với con số 3,7 tỷ USD của năm nay, trích dẫn một nguồn tin giấu tên chia sẻ với CNBC.

Mặc dù có thể thu được doanh thu khổng lồ như vậy nhưng chi phí hoạt động tại OpenAI cũng vô cùng tốn kém khi công ty liên tục phải chi hàng triệu USD để mua các bộ xử lý đồ họa (GPU) của Nvidia để đào tạo và vận hành các mô hình ngôn ngữ lớn của mình.

Công ty dự kiến sẽ lỗ khoảng 5 tỷ USD trong năm nay. Không chỉ đối mặt với các thách thức về tài chính, OpenAI cũng trải qua nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, bao gồm cả việc mất đi các giám đốc điều hành và chuyên gia cốt cán.

Tuần trước, giám đốc công nghệ (CTO) của OpenAI, Mira Murati cho biết bà sẽ rời khỏi công ty sau 6 năm làm việc. Ngay sau đó, giám đốc nghiên cứu Bob McGrew và phó giám đốc nghiên cứu Barret Zoph cũng thông báo về việc sẽ rời công ty.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày hôm sau tại Italian Tech Week, CEO OpenAI Sam Altman cho biết: “Tôi hy vọng đây sẽ là một sự chuyển giao tốt đẹp cho tất cả những người liên quan và tôi hy vọng OpenAI sẽ mạnh mẽ hơn vì điều đó”.

Vào cùng ngày, OpenAI đã tổ chức một cuộc họp toàn công ty sau khi hội đồng quản trị quyết định xem xét tái cấu trúc OpenAI thành một doanh nghiệp vì lợi nhuận (for-profit). Về điều này, CEO Altman lưu ý rằng động thái ra đi của các giám đốc điều hành không liên quan đến việc tái cấu trúc, trái ngược với một số báo cáo truyền thông. Nếu việc thay đổi diễn ra, phân khúc phi lợi nhuận sẽ vẫn là một thực thể riêng biệt.

CEO Sam Altman cũng phủ nhận thông tin ông được trao một lượng cổ phần lớn trong công ty và nói rằng điều này là không đúng sự thật.

Xem thêm

Cuộc nội chiến của OpenAI

Cuộc nội chiến của OpenAI

Thế giới công nghệ vẫn chưa khỏi hết "sốc" với biến động nhân sự tại OpenAI, theo sau đó là những đồn đoán về lý do gây ra mâu thuẫn đã đẩy nhà sáng lập Sam Altman ra khỏi công ty…

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ