Các nhà đầu tư lạc quan về tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2024

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với nền kinh tế chung toàn cầu. IMF kỳ vọng khu vực này sẽ tăng trưởng 4,2% vào năm 2024, cao hơn so với mức 2,9% của thế giới…

Các nhà đầu tư lạc quan về tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2024

Nền kinh tế châu Á đã chứng kiến một năm 2023 đầy biến động, với lạm phát, lãi suất tăng và sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc đã kéo mức tăng trưởng đi xuống. Mặc dù vậy, triển vọng của châu Á vẫn vô cùng tươi sáng trong năm 2024, theo các nhà phân tích từ Pinebridge Investments.

Giới phân tích nhận thấy động lực tăng trưởng mạnh mẽ cũng như triển vọng đầy hứa hẹn mà họ cho rằng sẽ thu hút các nhà đầu tư vào năm 2024. “Không thể bỏ qua hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trung Quốc yêu cầu sự tập trung đầu tư kiên nhẫn, theo từng doanh nghiệp cụ thể (company-specific) khi nền kinh tế dần ổn định, còn Ấn Độ lại đang vượt lên dẫn đầu trên nhiều lĩnh vực”, Pinebridge Investments chỉ ra.

Quan điểm của Pinebridge Investments cũng được Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Krishna Srinivasan đồng tình, dự kiến tốc độ tăng trưởng 4,2% đối với khu vực châu Á, cao hơn so với dự báo tăng trưởng toàn cầu là 2,9% vào năm 2024.

Một trong những vấn đề trọng tâm mà các nhà đầu tư chú ý nhất là kế hoạch cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã vạch ra lộ trình cắt giảm lãi suất, với biểu đồ dot plot cho thấy khả năng cắt giảm 0,75 điểm phần trăm vào năm 2024 và 1 điểm phần trăm vào năm 2025. Nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á và trên thế giới có xu hướng sẽ đi theo các động thái của Fed.

Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn ở châu Á hầu như đã dừng lại, ngoại trừ Ngân hàng Dự trữ Australia vẫn cảnh báo rằng họ sẵn sàng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tương tự, các ngân hàng trung ương ở Đông Nam Á phần lớn đã giữ lãi suất ổn định nhưng Ngân hàng Trung ương Philippines vẫn có quan điểm khá diều hâu.

Ngoại lệ duy nhất là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), nơi mà các nhà đầu tư chờ đón xem liệu ngân hàng có thoát khỏi chính sách lãi suất âm hay không. Homin Lee, chiến lược gia cấp cao tại Lombard Odier, kỳ vọng BOJ sẽ tăng lãi suất lên 0% vào năm 2024 (từ mức âm 0,1% hiện tại) cũng như dần dần chấm dứt mức trần 1% đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm.

Và khi lạm phát và lãi suất giảm, điều này sẽ tạo động lực cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản, bà Hebe Chen, nhà phân tích thị trường tại IG International, nhận định. Theo bà Chen, để nói rộng ra, ngành năng lượng và hàng hóa, cũng như các ngành công nghệ có liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ được hưởng lợi.

Cụ thể hơn, bà Hebe Chen lạc quan về quỹ tín thác bất động sản (REIT) và công nghệ ở châu Á. Khi lãi suất giảm, REIT sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cấp vốn hơn và cho phép mua lại tài sản hoặc “tái chế” tài sản - trong đó REIT thoái vốn tài sản và sử dụng tiền để tái đầu tư. Điều đó cuối cùng sẽ đẩy lợi nhuận thực tế cao hơn cho các nhà đầu tư REIT.

Ngoài ra, bà Chen cho biết tiềm năng phát triển của chu kỳ công nghệ toàn cầu đang hình thành và Đài Loan, Việt Nam và Singapore có thể vượt trội hơn nhờ sự tập trung cao độ vào các cơ sở sản xuất và R&D. Đó là bởi vì Việt Nam, Singapore và Malaysia – những trung tâm sản xuất thường được khai thác để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc – hiện đang sản xuất cho các thị trường lớn bên ngoài Trung Quốc. Như vậy, họ có thể không còn dễ bị tổn thương trước sự suy thoái của Trung Quốc.

Về phía nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bà Hebe Chen lưu ý rằng quốc gia tỷ dân có thể sẽ phục hồi khiêm tốn vào năm 2024, phần lớn được hỗ trợ bởi các biện pháp từ chính phủ và triển vọng xuất khẩu được cải thiện, đồng thời sự phục hồi công nghệ toàn cầu có thể sẽ giúp cải thiện xuất khẩu của Trung Quốc.

Các diễn biến địa chính trị cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Trong đó, các cuộc bầu cử ở Đài Loan, Ấn Độ và Mỹ có khả năng mang lại những thay đổi đáng kể về khía cạnh kinh tế và ngoại giao của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC).

“Vẫn có những bất ổn và lo lắng không thể tránh khỏi liên quan đến bối cảnh quốc tế. Một điểm quan trọng, đó là mối quan hệ Trung - Mỹ, sẽ chưa thể mang đến sự an tâm cho các nhà đầu tư toàn cầu. Nếu cựu tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thì rất có khả năng niềm tin sẽ bị ảnh hưởng và thị trường chứng khoán biến động do tính bất ngờ trong các động thái và chính sách của người đàn ông này”, bà Hebe Chen lưu ý.

Xem thêm

Phương Tây "bất an" vì kỷ nguyên lao động giá rẻ ở Châu Á sắp kết thúc

Kỷ nguyên "lao động giá rẻ" ở Châu Á sắp kết thúc?

Các nhà máy ở châu Á đang trong tình trạng thiếu công nhân. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng lương và nâng cấp hạ tầng làm việc. Kéo theo chi phí sản xuất tăng. Đó cũng là tin xấu đối với các doanh nghiệp phương Tây - vốn đã quen với nguồn hàng hóa giá rẻ được sản xuất tại châu Á...

UOB: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tốt

UOB: Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi tốt

Theo dự báo mới đây từ Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB (United Overseas Bank), kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng GDP cả năm ở mức 5%…

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…