Quả bom hẹn giờ trong "phép màu kinh tế" Ấn Độ

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Ấn Độ được gọi là "phép màu kinh tế" trong mắt nhiều người. Tuy nhiên, bên dưới những thành tựu này ẩn chứa một "quả bom hẹn giờ"...

Nền kinh tế Ấn Độ đã trở thành sự hy vọng cho hàng triệu người trẻ tuổi, nhưng nỗ lực của họ để tìm được công việc đáng giá và ổn định đang gặp phải nhiều khó khăn. Vấn đề không chỉ đơn giản là sự cạnh tranh khốc liệt, mà còn là tình trạng thiếu việc làm và áp lực từ dân số trẻ tăng nhanh.

Trong bối cảnh hiện nay tại Ấn Độ, việc tìm kiếm một công việc phù hợp đã trở thành một thử thách lớn. Giới trẻ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng và áp lực căng thẳng vì sự cạnh tranh khốc liệt. Những ước mơ và hy vọng của họ dường như bị dập tắt, khi mà sự không đồng đều giữa nguồn lao động và việc làm đang khiến tình thế trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. 

Câu chuyện buồn của giới trẻ Ấn Độ

Sunil Kumar biết rõ rằng mình cần làm việc chăm chỉ để đạt được ước mơ. Anh chàng 28 tuổi đến từ bang Haryana của Ấn Độ đã sở hữu trong tay 2 tấm bằng - cử nhân và  thạc sĩ - nhưng vẫn theo học một chứng chỉ thứ ba, với hy vọng có được một công việc lương cao tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện tại Sunil Kumar đã có việc làm, tuy nhiên, đó lại không phải công việc mà anh mơ ước.

Ấn Độ
Áp lực việc làm đè nặng lên vai người lao động trẻ ở Ấn Độ

Anh Kumar đã dành 5 năm qua để quét dọn trường học tại ngôi làng của mình, cùng với công việc làm thêm là kèm cặp gia sư cho các em học sinh nhỏ tuổi với thu nhập không cao. Tổng cộng, anh Sunil Kumar chỉ kiếm khoảng 85 USD (khoảng hơn 2 triệu VND) mỗi tháng.

Anh Kumar thừa nhận rằng số tiền này không nhiều, nhất là khi anh cần nuôi người cha già và em gái. Nhưng đó là tất cả những gì anh có thể kiếm được hiện nay. “Tôi muốn làm giáo viên để áp dụng được những kiến thức đã học. Tuy nhiên giờ đây, tôi phải làm công việc chân tay để tự nuôi mình và gia đình", anh Kumar nghẹn ngào chia sẻ. 

Tình hình của Sunil Kumar không phải là hiếm gặp, bởi đây là viễn cảnh mà hàng triệu thanh niên Ấn Độ khác cũng đang đối mặt. Tỷ lệ thất nghiệp trong tầng lớp thanh niên của đất nước này đang tăng mạnh, một nguy cơ có thể làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng của "điểm sáng" kinh tế thế giới ngay trong lúc nó được kỳ vọng sẽ thực sự bứt phá.

Vị thế quốc gia có dân số đông nhất thế giới của Ấn Độ đã khơi dậy niềm tin về một đòn bẩy mới cho nền kinh tế toàn cầu, ngay khi dân số Trung Quốc bắt đầu giảm sút và già đi. Khác với Trung Quốc, dân số lao động của Ấn Độ còn trẻ, tiếp tục gia tăng và được dự báo sẽ đạt một tỷ người trong thập kỷ tới - một nguồn lực lao động và tiêu dùng đồ sộ từng được một quan chức Mỹ gọi là "phép màu kinh tế".

Nhưng đối với những người trẻ Ấn Độ như Sunil Kumar, thì mặt trái của "phép màu" này đang đè nặng lên vai họ. 

Trái với Trung Quốc, nơi các nhà kinh tế lo ngại sẽ không có đủ lao động để hỗ trợ số người cao tuổi ngày càng tăng, thì ở Ấn Độ, mối quan ngại lại là không có đủ việc làm để hỗ trợ số người lao động ngày càng tăng.

Theo Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) trong khi nhóm người dưới 25 tuổi chiếm hơn 40% dân số Ấn Độ, gần một nửa trong số đó đã thất nghiệp tính đến tháng 12 năm 2022.

Ấn Độ
Dân số tăng đồng nghĩa với sự cạnh tranh việc làm ngày càng khốc liêt

Một số nhà phân tích đã miêu tả tình hình này cho CNN là một "quả bom thời gian", cảnh báo về nguy cơ bất ổn xã hội trừ khi có thêm việc làm được tạo ra. 

Ông Kaushik Basu, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell và nguyên cố vấn kinh tế trưởng cho chính phủ Ấn Độ, miêu tả tỷ lệ thất nghiệp thanh niên Ấn Độ là vô cùng cao đáng kinh ngạc. "Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng mạnh lên trong 7-8 năm gần đây", ông Basu cho biết.

"Nếu không tìm được việc làm thì những gì được coi là cơ hội, những gì được coi là lợi ích nhân sự dân số, có thể trở thành một thách thức và vấn đề khổng lồ cho Ấn Độ”, ông Kaushik Basu giải thích thêm. 

Tình trạng thất nghiệp trên không hẳn là một mảng tối trong nền kinh tế Ấn Độ. Các nhà kinh tế nói rằng Ấn Độ có nhiều lựa chọn để giải quyết các vấn đề dân số. Trong số đó gồm có phát triển một ngành công nghiệp chế tạo cạnh tranh và thâm dụng lao động.

Nhưng những giải pháp trên mức độ vi mô như thế sẽ chưa thể giúp ích được những người đang gặp khó khăn ngay bây giờ.

Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp

Bên cạnh những vấn đề về việc làm, Ấn Độ hiện còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khác, trong đó bao gồm sự thiếu hụt về điện. 

Ấn Độ
Ấn Độ đang liên tiếp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bủa vây nền kinh tế

Theo Bộ Năng lượng Ấn Độ, vào tháng 2 năm 2023, tỷ lệ thiếu hụt điện ở Ấn Độ là khoảng 0,2%. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và dịch vụ của đất nước.

Mặc dù Ấn Độ đã có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, nhưng truy cập internet vẫn chưa đạt đến tất cả mọi người. Theo báo cáo thế giới về phát triển 2021 của Liên Hợp Quốc, chỉ có khoảng 41,6% dân số Ấn Độ có truy cập internet, đồng nghĩa với việc hơn 600 triệu người không thể truy cập vào công nghệ thông tin.

Để đảm bảo phát triển kỹ thuật và công nghệ, Ấn Độ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo báo cáo toàn cầu về cạnh tranh năm 2021-2022 của Viện Phát triển quản lý Ấn Độ, chỉ có 17,4% dân số Ấn Độ được coi là đã tiếp cận được công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Hơn nữa, môi trường kinh doanh tại Ấn Độ cũng đối diện với nhiều rào cản. Quy định phức tạp, thủ tục biểu mẫu rườm rà và thị trường lao động không linh hoạt đã làm giảm độ hấp dẫn của Ấn Độ đối với các nhà đầu tư. Sự thụ động của hệ thống ngân hàng và sự tham nhũng cũng đóng góp vào khó khăn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, dù đối mặt với nhiều khó khăn, Ấn Độ cũng có những tiềm năng và cơ hội để phát triển. Sự đa dạng về nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ lớn đều là những lợi thế của nước này. Chính phủ Ấn Độ đã thúc đẩy các chính sách cải cách kinh tế để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để vượt qua những khó khăn hiện tại, Ấn Độ cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đổi mới công nghệ. Đồng thời, cần có những chính sách xã hội mang tính bao phủ để giảm bất bình đẳng và nghèo đói.

Nền kinh tế Ấn Độ đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng cũng có tiềm năng và cơ hội để phát triển. Qua sự cam kết và hành động của chính phủ và xã hội dân sự, Ấn Độ có thể vượt qua những khó khăn này và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…