Những tháp lọc không khí có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm của Ấn Độ?

Tại một công viên ở Ấn Độ, một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, một tháp lọc kiểu dáng đẹp đã lặng lẽ thanh lọc không khí xung quanh từ mùa hè năm ngoái…

Tháp lọc khổng lồ ở Ấn Độ được đặt tên là Verto, thiết bị cao 5,5 mét (18 foot) giúp giảm mức độ nitơ đioxit (NO2) và các hạt mịn nguy hiểm ở Vườn ươm Sunder của New Delhi bằng cách lọc 600.000 mét khối không khí mỗi ngày, tương đương với thể tích của 273 khinh khí cầu.

Lấy tên từ từ tiếng Latinh “vertente” hoặc “xoay”, dạng xoắn của Verto được thiết kế để đẩy càng nhiều không khí càng tốt qua bề mặt thiết bị, nơi nó được hút vào các bộ lọc và đẩy ra ngoài. Sử dụng các bộ lọc từ công ty Mann+Hummel của Đức, các kiến ​​trúc sư của Studio Symbiosis tập trung vào việc tạo ra hình dạng hiệu quả nhất cho các tòa tháp, với các mô hình kỹ thuật số mô phỏng các điều kiện gió khác nhau.

Thiết kế như một sản phẩm đại chúng

Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet, chỉ riêng trong năm 2019, ô nhiễm không khí được cho là đã gây ra cái chết cho gần 1,6 triệu người ở Ấn Độ. New Delhi thường xuyên bị bao phủ trong sương khói từ khí thải từ phương tiện giao thông, đốt cây trồng và các nhà máy điện đốt than. Tất cả đã góp phần làm giảm chất lượng không khí của thành phố.

Ấn Độ
Nguyên mẫu của tháp lọc không khí Verto được lắp đặt tại công viên vườn ươm Sunder của New Delhi

Viện nghiên cứu Ảnh hưởng sức khỏe tại Mỹ năm ngoái đã thống kê New Delhi của Ấn Độ là thành phố có mức độ tiếp xúc với vật chất dạng hạt mịn, hay PM2,5 cao nhất trên thế giới. Cũng theo nghiên cứu Đại học Cambridge công bố vào tháng trước, ngoài tác động trực tiếp của ô nhiễm, hậu quả của biến đổi khí hậu đã gây ra những đợt nắng nóng đã giết chết hơn 24.000 người ở nước này kể từ năm 1992.

Hai nhà sáng lập của gia đình Gupta nói rằng họ đã bị thôi thúc nhanh chóng hành động trước những trải nghiệm tiêu cực về ô nhiễm sau khi chuyển đến New Delhi từ London.

"Hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi là kiến trúc — chúng tôi không muốn tham gia vào lĩnh vực lọc không khí. Nhưng ô nhiễm ở đây là không thể chấp nhận được. Nó rất tệ", Amit cho biết.

Bằng cách sử dụng quạt điện để hút không khí, các tòa tháp đã gây ra lượng khí thải mà chúng đang cố gắng giảm thiểu. Để giảm tác động ô nhiễm đến môi trường của Verto, công ty Studio Symbiosis đã lắp đặt những chiếc quạt thông minh tiết kiệm năng lượng, thay đổi tùy theo điều kiện địa phương (chạy chậm lại khi mức độ ô nhiễm thấp hoặc khi gió mạnh cung cấp luồng không khí tự nhiên). 

Các kiến trúc sư khẳng định mỗi tòa tháp tiêu thụ điện năng với tốc độ tương đương với máy hút bụi công nghiệp nhưng với luồng không khí gấp 100 lần. Các kiến trúc sư cũng nói rằng các bộ lọc cần được thay từ 3 đến 9 tháng một lần và có thể tái chế. Tiếng ồn do tháp tạo ra tối đa là 75 decibel, tương tự như tiếng ồn của máy xay sinh tố tiêu chuẩn trong nhà bếp. 

Theo ông Amit, có thể cần tới 100 tòa tháp để lọc không khí khắp trung tâm New Delhi và nhóm sáng tạo cần phải nghiên cứu thêm mô hình đáp ứng quy mô đầy đủ để tính toán các con số chính xác hơn. Các thiết bị, được làm từ bê tông cốt sợi thủy tinh, cũng được thiết kế để dễ dàng lắp ráp và vận chuyển với hy vọng chúng có thể được áp dụng trên quy mô lớn.

"Chúng được tạo ra từ các mô-đun lặp lại, vì vậy chúng tôi không cần quá nhiều khuôn mẫu để có thể dễ dàng đóng gói phẳng và vận chuyển. Mong muốn của chúng tôi là làm cho thiết bị này trở thành một sản phẩm đại chúng," ông Amit nói thêm.

Nhân rộng mô hình tháp lọc không khí

Giờ đây, sau khi thu thập dữ liệu từ nguyên mẫu của tháp Verto, các kiến ​​trúc sư đằng sau phát minh này tin rằng dự án của họ có thể được nhân rộng để làm sạch các không gian công cộng lớn, các khu dân cư và thậm chí là toàn bộ thành phố.

Ấn Độ
Mặt tiền hình học của tòa tháp được thiết kế tối đa hóa lượng gió kéo vào các bộ lọc

Được thiết kế bởi công ty kiến ​​trúc Studio Symbiosis, có văn phòng ở Ấn Độ và Đức, tòa tháp chứa 5 khối lọc không khí xếp chồng lên nhau bên trong một lớp vỏ hình học. Vợ chồng đồng sáng lập công ty là Amit và Britta Knobel Gupta, cho biết các thiết bị chạy bằng quạt của họ có thể làm sạch không khí trong bán kính từ 200 đến 500 mét (656 đến 1.640 feet) trong không gian kín. Mặc dù ở ngoài trời, khoảng cách này sẽ là 100 đến 350 mét (328 đến 1.148 feet), tùy thuộc vào tốc độ gió và mức độ mở của môi trường xung quanh.

“Bây giờ, những phát hiện từ nguyên mẫu là những gì chúng tôi mong đợi. Chúng tôi sẽ bắt đầu nói chuyện với các cơ quan chính phủ về việc lắp đặt thêm”, Amit nói.

Đồng thời, ông cũng tiết lộ rằng công ty đã nói chuyện với những người mua tiềm năng ở các quốc gia từ Uzbekistan, Pháp và New Zealand. Studio Symbiosis cho biết một công ty xây dựng ở Mỹ đang xem xét đặt hàng khoảng 40 tòa tháp để xử lý bụi và mảnh vụn tại các công trường xây dựng.

Đại diện Studio Symbiosis cho biết một công ty xây dựng ở Mỹ đã đặt hàng ở khoảng 40 tòa tháp lọc không khí của chúng tôi để xử lý bụi và mảnh vụn mịn tại các địa điểm xây dựng tại Mỹ đồng thời khẳng định việc lắp đặt tại các tòa tháp cũng sẽ có lợi cho những người vô gia cư ngủ gần đây. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…