Quốc gia châu Á có khả năng "ngăn" giá dầu tăng lên 100 USD/thùng

Có một vài tín hiệu khả quan cho thấy, giá dầu có thể sẽ không tăng lên 100 USD/thùng nhờ vào 1 quốc gia châu Á.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quốc gia châu Á có khả năng "ngăn" giá dầu tăng lên 100 USD/thùng

Tờ WSJ nhận định, các tài xế lái xe lại bắt đầu cảm thấy "nỗi đau" khi mà giá dầu đang một lần nữa tiến gần hơn tới mức giá 100 USD một thùng.

Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra “cơn đau đầu” cho các ngân hàng trung ương trong cuộc chiến chống lạm phát.

Việc giá dầu tăng là một chiến thắng với Ả Rập Saudi - quốc gia đang tìm cách tăng giá để tài trợ cho kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế ít phụ thuộc vào dầu mỏ của mình. Cùng với Nga, Ả Rập Saudi gần đây tuyên bố sẽ hạn chế nguồn cung cho đến cuối năm nay.

Mức cầu dầu kỷ lục – được thúc đẩy bởi sức mạnh kinh tế bất ngờ – đã vượt xa sản lượng. Kết quả là, các thương nhân và nhà máy lọc dầu đang tiêu hao lượng dầu dự trữ với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng, điều này sẽ dẫn đến chi phí nhiên liệu cao hơn, lạm phát nhanh hơn và có thể là lãi suất cao hơn.

"NỖI ĐAU" GIÁ DẦU 100 USD/THÙNG

Dầu thô Brent tương lai – thước đo chuẩn mực năng lượng quốc tế, đã tăng 26% trong quý này. Hôm thứ ba, giá đóng cửa Brent ở mức 94,34 USD/thùng, mức cao thứ hai trong năm, sau khi tăng 13 trong 17 ngày giao dịch vừa qua.

David Fyfe, nhà kinh tế trưởng tại công ty dữ liệu hàng hóa Argus Media cho biết: “Điều này rõ ràng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao trở lại. Đó là điều có thể khuyến khích các đợt tăng lãi suất tiếp theo vào cuối năm nay”.

Theo AAA, giá xăng đã tăng lên mức trung bình toàn nước Mỹ là 3,88 USD một gallon, từ mức 3,68 USD một năm trước. Theo Cục Thống kê Lao động, chi phí gas đã tăng gần 11% chỉ từ tháng 7 đến tháng 8, gây ra hơn một nửa mức lạm phát chung. Giá dầu diesel đã tăng mạnh, đặc biệt là ở châu Âu. Các nhà máy lọc dầu ở đó đang thiếu dầu thô giàu diesel của Saudi và Nga.

Untitled.png

Giá dầu sụt giảm trong phần lớn thời gian của năm cho đến khi Ả Rập Saudi cắt giảm sản lượng hàng ngày 1 triệu thùng vào tháng 7. Thế giới chỉ tiêu thụ hơn 100 triệu thùng mỗi ngày. Việc cắt giảm diễn ra cùng với việc cắt giảm sản lượng rộng hơn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz bin Salman hôm thứ hai cho biết nhóm OPEC + đã tìm cách giảm bớt sự biến động và làm cho thị trường năng lượng dễ dự đoán hơn.

“Hành vi của OPEC không khác gì những gì một ngân hàng trung ương hoặc một nhóm các ngân hàng trung ương đang làm”, Abdulaziz nói, ám chỉ việc cắt giảm lần này chỉ như một quy định thị trường hết sức bình thường.

Tuy vậy, động thái đó đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền: Giá dầu và nhiên liệu của Nga đã tăng vượt xa mức giới hạn do Mỹ và các đồng minh áp đặt như một phần của lệnh trừng phạt năng lượng. Theo Argus, loại dầu thô chính của nước này, Urals, giao dịch ở mức 82 USD/thùng. Mức trần do Mỹ đặt ra chỉ là 60 USD.

Một trong những nhà phân tích giá dầu nổi tiếng là Edward Morse của Citigroup, cho biết trong một lưu ý rằng Brent có thể vượt 100 USD/thùng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, ông cho biết giá cao hơn hiện nay có thể khiến giá thấp hơn trong năm tới do động thái khuyến khích sản lượng cao hơn và làm giảm nhu cầu. Ông nói thêm rằng Ả Rập Saudi có thể tăng nguồn cung nếu giá tăng quá cao.

Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc, nơi các nhà máy lọc dầu đã tích trữ dầu giá rẻ của Nga và Iran trong suốt năm nay, có thể chuyển sang chính sách giảm nhập khẩu và xuất khẩu cao hơn khi giá đang tăng. Theo Baker Hughes, tại khu vực đá phiến của Mỹ, các nhà sản xuất dầu khí đang lắp đặt các giàn khoan mới với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Các nhà sản xuất dầu thô, công ty dịch vụ mỏ dầu và nhà sản xuất nhiên liệu nổi bật trong thị trường chứng khoán biến động trong ba tháng qua. Lĩnh vực năng lượng thuộc S&P 500 đã tăng gần 15% trong giai đoạn đó, cao hơn gấp đôi so với lĩnh vực hoạt động tốt nhất tiếp theo.

Một dấu hiệu cho thấy các nhà lọc dầu đang đấu tranh vì nguồn cung khan hiếm: Thị trường dầu giao ngay có mức chênh lệch lớn so với giá kỳ hạn. Các nhà đầu tư mua dầu có thể kiếm tiền dễ dàng từ việc điều chỉnh vị thế khi các hợp đồng tương lai dài hạn hơn được giao dịch với giá chiết khấu.

Thuật toán giao dịch của một số công ty đã khuếch đại động thái này bằng cách đi theo xu hướng giá cao hơn và tăng thêm vị thế của họ. Charlie Macnamara, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại U.S. Bank cho biết: “Khi giá tăng, đây giống như một lời tiên tri tự ứng nghiệm”.

Đối với những người tiêu dùng dầu bên ngoài nước Mỹ, sự tăng giá của dầu thô đặc biệt có vấn đề. Giá dầu thô thường được tính bằng đôla và đồng bạc xanh đã mạnh lên kể từ giữa tháng 7. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết hôm thứ hai rằng giá dầu tăng gây rủi ro cho sự ổn định tài chính toàn cầu và đe dọa lạm phát, trừ khi suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu năng lượng.

Giovanni Serio, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty kinh doanh dầu khổng lồ Vitol cho biết các kho dự trữ hiện đang giảm với tốc độ gần 2 triệu thùng mỗi ngày. Một trong những lý do là nhu cầu ở Trung Quốc mạnh hơn những gì mọi người nhận định. Nhưng tương lai dường như không quá đen tối. Serio kỳ vọng sản lượng cao hơn ở Bắc và Mỹ Latinh sẽ khiến sản xuất và nhu cầu toàn cầu cân bằng hơn trong quý 4.

Hiện tại, các công ty sử dụng nhiều dầu mỏ như hãng hàng không cho biết giá tăng sẽ làm giảm lợi nhuận. “Giá nhiên liệu đã tăng 30% kể từ đầu tháng 7. Cả năm nay giá nhiên liệu đã không ổn định”, Giám đốc tài chính của Delta Air Lines Daniel Janki cho biết vào tuần trước sau khi công ty cắt giảm dự báo thu nhập hàng quý.

TRUNG QUỐC SẼ CỨU NGUY?

Dẫu vậy, vẫn có một vài tín hiệu khả quan cho thấy, giá dầu có thể sẽ không đạt tới 100 USD/thùng. Câu trả lời phụ thuộc vào Trung Quốc. Đất nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đang ngày một tăng cường tiếng nói của họ. Mặc dù tăng trưởng của Trung Quốc dường như có cải thiện hết sức khiêm tốn trong tháng 8, nhưng vẫn có hai lý do chính khiến thị trường có thể đánh giá quá cao mức độ nhu cầu của Trung Quốc và tác động của nó đối với các tiêu chuẩn toàn cầu như dầu Brent vào cuối năm 2023.

im-855621.jpg

Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục thứ hai trong tháng 8.

Đầu tiên, những tháng gần đây, Trung Quốc đã tích cực chuyển sang mua dầu Nga giá rẻ. Thứ hai, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc dường như vẫn đang vượt xa nhu cầu cơ bản và xuất khẩu các sản phẩm dầu đã lọc, đặc biệt là dầu diesel, đang tăng mạnh.

Ngay từ giai đoạn đầu nổ ra xung đột giữa Nga - Ukraine, Trung Quốc đã nói rõ rằng họ coi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga là bất hợp pháp và tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn dầu của Nga. Nhưng kể từ tháng 12/2022, khi Mỹ và châu Âu đồng ý thực thi giới hạn giá dầu của Nga bằng cách tận dụng quyền kiểm soát của họ đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm vận tải toàn cầu, lượng mua hàng của Trung Quốc đã tăng vọt.

Theo số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu CEIC, tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục thứ hai trong tháng 8. Nhưng ngoại trừ hàng nhập khẩu từ Nga, con số này chỉ tăng khoảng 2% so với mức tháng 12/2022. Nhập khẩu từ Nga đã tăng khoảng 60% so với cùng kỳ và hiện lớn hơn 30% so với nhập khẩu từ Ả Rập Saudi - nhà cung cấp số hai của Trung Quốc.

WSJ nhận định rằng, bất cứ ai đặt cược rằng Trung Quốc có thể khiến giá dầu tăng vọt vào cuối năm 2023 đều có thể sẽ thất vọng.

Với tiêu chuẩn toàn cầu đang tăng cao, mối quan hệ của Trung Quốc với phương Tây vẫn căng thẳng hơn bao giờ hết và dầu thô của Nga vẫn được giao dịch ở mức giá thấp hơn đáng kể so với các lựa chọn thay thế. Và có rất nhiều lý do để kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục tồn tại. Theo dữ liệu từ CEIC, Trung Quốc đang nhập khẩu dầu của Nga với mức chiết khấu 28 USD/tấn so với giá nhập khẩu dầu thô trung bình nói chung, thấp hơn nhiều so với mức chiết khấu 61 USD trong tháng 5, nhưng vẫn là con số đáng kể. Và chừng nào khoảng cách đó vẫn tồn tại, điều này sẽ tiếp tục đóng vai trò như một công cụ ngăn giá dầu Brent tăng và thậm chí các tiêu chuẩn giá toàn cầu khác.

Hơn nữa, không có gì đảm bảo rằng hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh trong mọi trường hợp. Trong phần lớn thời gian của năm 2023, Trung Quốc dường như đã tích cực lấp đầy kho dự trữ dầu của mình, tận dụng giá thấp hơn. Theo dữ liệu của CEIC, Trung Quốc không công bố dữ liệu thường xuyên về trữ lượng dầu thô của mình như Mỹ, nhưng trong quý 2, quốc gia này đã sản xuất và nhập khẩu nhiều hơn khoảng 14 triệu tấn dầu thô so với lượng dầu đã lọc.

Và việc sản xuất các sản phẩm tinh chế như dầu diesel cũng nhanh chóng một cách đáng ngờ vào năm 2023 so với các động lực nhu cầu truyền thống như lĩnh vực bất động sản và công nghiệp nặng. Khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng trở lại, những sản phẩm đó đang rò rỉ trở lại thị trường thế giới: Dữ liệu CEIC cho thấy xuất khẩu ròng sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc tăng gần gấp ba trong tháng 8 lên 2,4 triệu tấn. Trong tháng 6, khi giá thấp hơn nhiều, Trung Quốc chỉ xuất ròng 109.000 tấn sản phẩm.

Chắc chắn rằng, tăng trưởng của Trung Quốc luôn có thể tăng bất ngờ vào cuối năm 2023 - mặc dù hiện tại có nhiều khả năng xảy ra viễn cảnh ổn định hơn là phục hồi mạnh mẽ. Và Trung Quốc có thể có những lý do khác để tiếp tục lấp đầy kho dự trữ dầu của mình, thậm chí với giá cao hơn, do Bắc Kinh ngày càng tập trung vào an ninh và khả năng tự lực - cũng như mối quan hệ vẫn căng thẳng với phương Tây.

Nhưng tờ WSJ nhận định rằng, bất cứ ai đặt cược rằng Trung Quốc có thể khiến giá dầu tăng vọt vào cuối năm 2023 đều có thể sẽ thất vọng.

Có thể bạn quan tâm