Renault xem xét sản xuất một dòng xe điện dành cho thị trường Ấn Độ

Renault đang xem xét xây dựng một chiếc xe điện dành cho thị trường đại chúng ở Ấn Độ.
thị trường Ấn Độ

Nhà sản xuất ô tô Pháp Renault đang xem xét chế tạo một chiếc xe điện dành cho thị trường Ấn Độ, hai người có hiểu biết về vấn đề tiết lộ với Reuters.

Một báo cáo nội bộ của Renault nhấn mạnh cách họ đang thúc đẩy các kế hoạch điện khí hóa ngay cả các cuộc đàm phán kéo dài với đối tác Nissan Motor về một đơn vị liên minh xe điện vẫn còn chưa hoàn tất. 

Báo cáo cũng chỉ ra việc nhận thức đang thay đổi về thị trường ô tô ở Ấn Độ, nơi có mức tăng trưởng nhanh nhất so với bất kỳ thị trường lớn nào vào năm 2022. Xe điện đang trên đà chiếm dưới 1% doanh số bán ô tô vào năm ngoái nhưng chính phủ nước này đã đặt mục tiêu là 30% cho năm 2030 và gần đây đã thành công trong việc thu hút các nhà cung cấp và các nhà sản xuất ô tô quốc tế, với một loạt các khoản trợ cấp và ưu đãi chính sách. 

Cũng theo nguồn tin này, Renault đang nghiên cứu tung ra một phiên bản điện sản xuất tại Ấn Độ cho chiếc hatchback Kwid dựa trên đánh giá nhu cầu tiềm năng, giá cả và khả năng chế tạo EV với các thành phần địa phương. 

Động thái này là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Renault nhằm khơi dậy doanh số bán hàng tại một quốc gia mà nhà sản xuất ô tô vẫn có lãi trong năm 2022 dù doanh số thấp hơn một năm trước đó. 

Renault Ấn Độ từ chối bình luận về các kế hoạch sản phẩm mới nhưng cho biết công ty “đang tập trung vào điện khí hóa trên toàn cầu” như một phần trong chiến lược do Giám đốc điều hành Luca de Meo vạch ra và “Ấn Độ là một trong những thị trường trọng điểm” của tập đoàn.

Theo dự báo của S&P Global Mobility, Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba thế giới về xe chở khách và các phương tiện hạng nhẹ khác, thay thế Nhật Bản. Doanh số toàn ngành ước tính tăng 23% lên 4,4 triệu xe vào năm 2022. 

Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các dự án tương lai của Renault-Nissan nhưng các kế hoạch địa phương sẽ không được hoàn thiện trước khi Renault và Nissan đạt được thỏa thuận toàn cầu về tái cấu trúc liên minh”.

Tại Ấn Độ, hãng xe nội địa Tata Motor, công ty thống trị doanh số bán ô tô điện, cũng như các công ty nước ngoài như Stellantis, Hyundai Motor và MG Motor đều đang “xếp hàng” ra mắt xe điện EV.

Renault đã sản xuất một phiên bản của Kwid EV tại Trung Quốc, được bán tại thị trường đó với tên gọi City K-ZE và xuất khẩu sang Pháp với tên gọi Dacia Spring - được bán nhiều thứ hai ở Pháp vào năm 2022, có phạm vi hoạt động 230 km và giá khởi điểm là 20.800 euro (21.869 USD) trước các ưu đãi của chính phủ.

Và để đủ điều kiện nhận ưu đãi ở Ấn Độ, Renault sẽ phải chế tạo xe tại nhà máy liên minh ở miền nam Ấn Độ và tìm nguồn linh kiện tại địa phương. Nhà máy ở Ấn Độ thuộc sở hữu đa số của Nissan.

Renault hiện đang sản xuất Kwid hatchback, Kiger SUV và Triber bảy chỗ ở Ấn Độ. Doanh số bán hàng của nó đã giảm 9% xuống còn khoảng 87.000 chiếc vào năm 2022 và thị phần của nó giảm xuống chỉ còn hơn 2%.

Là một phần của quá trình khởi động lại hoạt động kinh doanh của mình ở Ấn Độ, Renault cũng có kế hoạch đầu tư vào việc tân trang và nâng cấp một số đại lý tại các thành phố lớn. Công ty hiện có 500 showroom bán hàng ở Ấn Độ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...