Samsung tính tăng giá sản xuất chip bán dẫn lên 20%

Samsung, được cho là đang có kế hoạch tăng giá sản xuất chip lên tới 20% để bù đắp chi phí vật liệu tăng.
Samsung tính tăng giá sản xuất chip bán dẫn lên 20%

Bloomberg vừa cho biết, Samsung dường như đang đàm phán với các khách hàng về việc tăng giá chip bán dẫn đặt hàng theo khuôn mẫu lên 20% theo các điều khoản hợp đồng. 

Tuy nhiên, phát ngôn viên của Samsung cho biết họ không thể đưa ra bình luận về vấn đề.

Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chip khuôn mẫu theo hợp đồng lớn thứ hai sau TSMC của Đài Loan. 

Mảng kinh doanh này của Samsung đạt doanh số hàng quý cao nhất trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay do nhu cầu từ tất cả các ứng dụng được duy trì ổn định đồng thời sản lượng của quy trình tiên tiến được cải thiện.

Phó Chủ tịch cấp cao kiêm trưởng nhóm chiến lược và thị trường chip khuôn mẫu của Samsung, Kang Moon-soo, trong một cuộc họp báo cho biết, doanh thu của công ty đã được cải thiện và sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực trong những năm tới.

"Nếu nhìn vào sổ đặt hàng của chúng tôi trong khoảng thời gian 5 năm tới, thì tổng số đơn đặt hàng gấp khoảng 8 lần doanh thu năm trước của chúng tôi”, vị lãnh đạo Samsung cho biết.

Việc Samsung tăng giá được xem là phù hợp xu hướng toàn ngành chip bán dẫn khi lạm phát có xu hướng gia tăng cao và chi phí nguyên liệu thô cũng tăng.

TSMC cũng đã cho biết rằng sẽ tăng giá chip bán dẫn lên từ 5-9% vào năm 2023. 

Xem thêm

Samsung đầu tư thêm 920 triệu USD ở Thái Nguyên

Samsung đầu tư thêm 920 triệu USD ở Thái Nguyên

Phần vốn này để mở rộng hoạt động của nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, hiện có vốn đầu tư 1,35 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên trên 19,2 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...