Các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã công bố một bức ảnh đoàn xe quân sự Nga sau khi bị tấn công vào sáng nay. Bức ảnh cho thấy một chiếc thiết giáp BTR-80 bị hư hỏng nằm trên dải phân cách dọc theo Đường cao tốc Aleppo-Latakia.
Truyền thông địa phương cho biết, lực lượng Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), đang kiểm soát hầu hết các khu vực dọc theo đường cao tốc Aleppo-Latakia, gần ranh giới hành chính Latakia và Idlib đã tiến hành cuộc tấn công này.
Một xe quân cảnh Nga bị tấn công lao lên dải phân cách trên đường cao tốc M-4 ở Idlib
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, có một vụ tấn công vào đoàn tuần tra chung, gây thiệt hại về trang thiết bị nhưng không có thương vong. Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có binh sĩ Nga nào bị thương trong cuộc tấn công khủng bố này.
Sau vụ tấn công, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan lập tức có cuộc điện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngày 14/8, Bộ ngoại giao Nga cho biết các cuộc tuần tra quân sự chung ở Idlib tiến hành dọc theo đường cao tốc M4 tạm dừng do nguy cơ những cuộc tấn công quân sự gia tăng trong khu vực. Sau đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ thuyết phục phía Nga tiếp tục tuần tra
Ngày 17/8, Cuộc tuần tra chung Nga – Thổ Nhĩ Kỳ lại bị các phần tử Hồi giáo cực đoan tiến hành cuộc tấn công mới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết: Hầu hết những kẻ cực đoan thực hiện các cuộc tấn công vào các cuộc tuần tra chung là những nhóm Hồi giáo cực đoan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và tuyên bố chịu trách nhiệm về hành vi, bao gồm cả HTS.
Bà nói: “Những kẻ khủng bố tăng cường số lượng pháo kích vào quân đội chính phủ Syria và các khu dân cư gần đó, không ngừng khiêu khích trong‘ hành lang an ninh ’dọc theo đường cao tốc M4. Vì lý do này, các cuộc tuần tra chung đã bị tạm đình chỉ”.
Lực lượng Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện 24 cuộc tuần tra chung dọc theo ao tốc M4 quan trọng nối phía đông và phía tây của Syria. Cuộc tuần tra chung thứ 25 dường như vẫn tiếp tục, bất chấp hai cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe liên tiếp trong vòng 7 ngày.
Những cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến nhằm vào quân cảnh Nga trong các cuộc tuần tra chung cho thấy, khả năng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao trong điều kiện tồn tại các lực lượng khủng bố ở Idlib là một điều không thể.
Giải pháp duy nhất mang lại hòa bình, ổn định ở Idlib là tiêu diệt các nhóm khủng bố, nhưng Ankara không chấp thuận khả năng này.