Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn sau 120 ngày để cứu nền kinh tế

Thủ tướng Thái Lan tuyên bố nước này sẽ mở cửa hoàn toàn sau 120 ngày nữa để tiếp đón du khách quốc tế và tiêm chủng ít nhất một mũi cho phần lớn người dân trước ngày 1/10.
Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn sau 120 ngày để cứu nền kinh tế

Thủ tướng Prayuth Chan-Ocha cho biết chính phủ Thái Lan quyết tâm khôi phục nền kinh tế. Ông yêu cầu các điểm du lịch nhanh chóng chuẩn bị tiếp đón các du khách nước ngoài đã được tiêm chủng. Đảo Phuket sẽ “thử nghiệm” việc đón tiếp du khách không cách ly bắt buộc, theo Bloomberg

Người đứng đầu chính phủ Thái Lan khẳng định nước này sẽ tiêm chủng cho 10 triệu dân/tháng từ tháng 7 và đã đặt mua 105,5 triệu liều vaccine chống Covid-19, nhiều hơn so với nhu cầu thực tế.

“Đây là lúc hướng về tương lai và đặt rõ thời điểm mở cửa đất nước, tiếp đón du khách nước ngoài. Mở cửa là một trong những cách quan trọng để hỗ trợ người dân đã gặp quá nhiều khó khăn khi mất khả năng kiếm thu nhập”, ông Prayuth nhấn mạnh.

“Do đó, tôi đặt mục tiêu tuyên bố Thái Lan mở cửa hoàn toàn sau 120 ngày nữa. Và các trung tâm du lịch cần sẵn sàng để mở cửa sớm hơn“, ông nói.

Theo thủ tướng Thái Lan, sau 120 ngày các doanh nghiệp và công sở sẽ có thể hoạt động bình thường, việc đi lại trên toàn quốc không bị cản trở. Chính phủ chỉ xem xét lại các hướng dẫn nếu có tình huống mới thực sự nghiêm trọng.

Chính quyền trung ương đã yêu cầu lãnh đạo các tỉnh nhanh chóng chuẩn bị để mở cửa nền kinh tế và đẩy nhanh tiêm chủng.

Ông Prayuth thừa nhận Thái Lan sẽ đối mặt nhiều rủi ro khi mở cửa hoàn toàn. “Số ca lây nhiễm sẽ tăng dù chúng ta có cẩn trọng đến mức nào đi nữa. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rủi ro khi tính đến nhu cầu kinh tế của người dân”, ông nói.

Xem thêm

Thị trường Cafe sắp đón tân binh mới từ Thái Lan

Thị trường Cafe sắp đón tân binh mới từ Thái Lan

Mới đây, Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) và Công ty Central Plaza Hotel (Centel) thông báo sẽ hợp tác để cùng vận hành Cafe Amazon (chuỗi thương hiệu quán cà phê của PTT) tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 3,5 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...