Thị phần Apple Mac ghi nhận mức sụt giảm lớn trong quý 1/2023

Thị phần PC trên toàn thế giới của Apple đã giảm từ mức 8,6% của quý 1/ 2022 xuống 7,2% trong quý 1/2023…
Apple Mac

Trong báo cáo mới nhất của mình, công ty dữ liệu quốc tế IDC đã xác nhận sự sụt giảm đáng kể trong ngành PC toàn cầu. Công ty cho biết, nhu cầu yếu, hàng tồn kho dư thừa và môi trường kinh tế vĩ mô đều là những yếu tố góp phần khiến lượng xuất xưởng PC giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm 2023. 

Tất cả năm nhà sản xuất máy tính lớn nhất - Apple, ASUS, Dell, HP và Lenovo - đều đã chứng kiến sự sụt giảm hai con số trong các lô hàng ở quý đầu tiên, phản ánh nhu cầu yếu và tình trạng hàng tồn kho dai dẳng. Trong đó Apple là công ty ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất.

Cụ thể, tổng lượng PC xuất xưởng đạt 56,9 triệu chiếc, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. IDC cho biết Apple có mức giảm 40,5% trong khi Lenovo giảm 30,3%, HP 24,2%, Dell 31% và ASUS 30,3%.

Tổng số lô hàng Apple Mac trong quý 1/2023 của Apple là 4,1 triệu chiếc, chiếm 7,2% thị phần. Con số này giảm từ mức 8,6% thị phần trong quý 1/2022. 

Tuy nhiên, những dữ liệu mới này không phải là điều quá bất ngờ bởi chính Apple đã cảnh báo các nhà đầu tư về dự đoán doanh số Macbook suy yếu. Phát biểu trong cuộc gọi tài chính vào tháng 2, giám đốc điều hành Tim Cook lưu ý rằng ngành công nghiệp đang dần thu hẹp. 

Tình hình suy giảm hiện nay phản ánh sự kết thúc của xu hướng làm việc từ xa trong 3 năm đại dịch, khi mà người lao động đầu tư vào những chiếc máy tính tiên tiến và thuận tiện nhất để phục vụ công việc. Ngành công nghiệp thiết bị điện tử hiện nay dường như đang quay trở lại thời kỳ trước Covid-19. 

Nhưng trên thực tế, IDC lưu ý, tổng số lô hàng 56,9 triệu PC trong quý này vẫn thấp hơn đáng kể so với những năm trước đại dịch. Theo công ty, quý đầu tiên của năm 2019 đã chứng kiến 59,2 triệu PC xuất xưởng, trong khi quý 1/2018 đạt 60,6 triệu.

Jitesh Ubrani, giám đốc nghiên cứu, bộ theo dõi thiết bị di động toàn cầu tại IDC cho biết: “Sự sụt giảm ghi nhận trong tất cả các phân khúc (người tiêu dùng, giáo dục và doanh nghiệp). Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu giảm chi tiêu cho PC khi họ nỗ lực điều hướng trong môi trường kinh tế khó khăn”. 

Erik Woodring, nhà phân tích Apple của Morgan Stanley, vào tháng 2 đã cảnh báo rằng nhu cầu tiêu dùng yếu, thị trường doanh nghiệp giảm tốc và suy yếu kinh tế đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho trên kênh. Ông tin rằng doanh số PC năm nay sẽ đạt mức thấp nhất kể từ năm 2006.

Trong thời gian tới, tăng trưởng của ngành sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi kinh tế. Bà Linn Huang, phó chủ tịch nghiên cứu, thiết bị & màn hình tại IDC, cho biết: “Nếu nền kinh tế sớm phục hồi, thì chúng tôi kỳ vọng thị trường PC sẽ tăng trưởng đáng kể khi các doanh nghiệp, trường học và người tiêu dùng làm mới hệ thống của họ. Nhưng nếu suy thoái tại các thị trường trọng điểm kéo dài sang năm tới, thì lĩnh vực PC tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn”. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…