Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê Syria đến Azerbaijan, nguy cơ bùng phát khủng bố khu vực Azerbaijan - Armenia

Một số tài khoản Telegram cho biết, khoảng 500 tay súng Hồi giáo cực đoan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn từ các nhóm Sư đoàn Sultan Murad, Quân đội Syria Tự do (FSA) và Hamzat đã được đưa đến Azerbaijan.

Trang Nezavisimaya Gazeta đăng tải thông tin này và cho biết thông tin hiện đang chờ xác minh, nhưng có nhiều khả năng là chính thức. Tại Baku vài ngày trước đó đã tổ chức một cuộc biểu tình, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ "cứu Azerbaijan khỏi người Armenia và người Nga."

Những người Hồi giáo kêu gọi chính phủ triển khai một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Azerbaijan và trả thù những cuộc xung đột tháng 7 trên vùng biên giới Armenia-Azerbaijan. Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ công chiếu video về cuộc biểu tình, cho thấy sự ủng hộ quan điểm này của một số thủ lĩnh chính trị Azerbaijan.

Moscow không bình luận về vấn đề này, không có thông tin cho biết Baku có cho phép cuộc biểu tình này không. Igor Dimitriev, chuyên gia về khu vực hậu Xô Viết viết trên tài khoản kênh Telegram của mình cho biết “Thổ Nhĩ Kỳ thực tế đã xây dựng một căn cứ quân sự ở Azerbaijan”.

“Có những thông tin cho biết, sau cuộc diễn tập (cuộc diễn tập chung quy mô lớn Azerbaijan - Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7-8/2020), Thổ Nhĩ Kỳ đã lưu lại một đơn vị quân đội ở Azerbaijan, cả máy bay phản lực F-16 cùng với một đơn vị máy bay không người lái” - chuyên gia khu vực hậu Xô Viết này nhấn mạnh.

Giới chính trị và truyền thông các nước thuộc Liên Xô cũ liên tục thảo luận về vấn đề thành lập căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Cộng hòa Azerbaijan - quốc gia thuộc Liên Xô cũ ở phía Nam Caucasus. Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Azerbaijan luôn gắn liền với sự biến động trong quan hệ Moscow - Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng tình huống này khi xung đột Armenia-Azerbaijan bùng phát.

Các quốc gia Trung Á trong mối quan hệ địa chính trị Armenia-Azerbaijan

Nga là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của khối quân sự NATO, việc thành lập một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Azerbaijan nhằm cân bằng lực lượng quân sự và chính trị, tạo đối trọng với căn cứ quân sự của Nga ở Armenia. Khi hình thành căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề này sẽ trực tiếp làm phức tạp mối quan hệ song phương Nga và Azerbaijan và trở thành một nguồn lo ngại đối với Iran.

Hợp tác quốc phòng song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan được xác định bằng hai khuôn khổ pháp lý. Hiệp định đầu tiên được ký kết vào đầu những năm 1990, cho phép huấn luyện quân sự cho quân nhân Azerbaijan trong các cơ sở quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp định thứ hai là "đối tác chiến lược", quy định rõ ràng hai nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau nếu một trong hai quốc gia yêu cầu quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mặc dù bản chất của sự “hỗ trợ” này là tham vấn song phương, nhưng cũng khẳng định rõ ràng khả năng sử dụng sức mạnh quân sự trong những tình huống cấp thiết.

Ngày 13/8/2020, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gặp Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, Tham mưu trưởng Tướng Yaşar Güler, chỉ huy trưởng các lực lượng trên bộ, không quân và hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cùng các thành viên khác của phái đoàn quân sự cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ tại Azerbaijan.

Trong chuyến thăm viếng công vụ, hai bên tham dự một phần cuộc diễn tập quân sự chung Thổ Nhĩ Kỳ-Azerbaijan quy mô lớn tại các khu vực Azerbaijan là Baku, Nakhchivan, Kajah, Kordimer và Yulakh. Các cuộc diễn tập quân sự diễn ra từ ngày 29/7 đến giữa tháng 8.

Giữa tháng 7, phái đoàn quân sự cấp cao Azerbaijan đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy quân sự cao cấp của Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (TSK).

Theo truyền thông Azerbaijan, Baku và Ankara đã xem xét dự thảo nhưng văn bản quan trọng, các bên thảo luận về vấn đề thành lập căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nakhchivan, vùng ngoại ô Azerbaijan giáp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trang tin Menfal của Azerbaijan cho rằng, nếu quan hệ giữa Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù chưa có các cơ sở pháp lý nhất định, nhưng những văn bản này sẽ nâng tầm liên minh giữa hai bên lên mức cao nhất. Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan trở nên rất gần gũi và không chỉ bao gồm hợp tác quân sự mà còn cả chính trị.

Chuyên gia chính trị Azerbaijan Gabel Husayn Ali cho biết trong chuyến thăm viếng đáp lễ của phái đoàn quân sự cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ, những vấn đề liên quan đến việc thành lập một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nakhchivan (đã đạt được một kết luận chung), và dự kiến thành lập một căn cứ quân sự khác trên Bán đảo Absheron.

Giữa Armenia và Iran có mối quan hệ chặt chẽ và người Armenia lo ngại viễn cảnh này. Quan hệ Tehran với Yerevan bền chặt hơn quan hệ với nhiều quốc gia Hồi giáo láng giềng. Armenia lo ngại về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ can thiệp vào quá trình đàm phán khu vực Nagorno-Karabakh do Armenia kiểm soát và sự hình thành lực lượng thánh chiến trong khu vực.

Ankara tuyên bố rõ ràng lập trường hoàn toàn đứng về phía "người anh em" Azerbaijan để giành lại "những vùng đất bị chiếm đóng", nơi hai nước cộng hòa Azerbaijan và Armenia đã xung đột từ thế kỷ trước về lãnh thổ Nagorno - Karabakh, vùng đất thuộc Azerbaijan nhưng Armenia đang chiếm một diện tích lớn hơn.

Năm 1993, sau năm năm chiến tranh, người Armenia kiểm soát các khu vực trong lãnh thổ của Azerbaijan, nằm giữa Nagorno-Karabakh và Armenia, với diện tích khoảng 8.000 km2 (3088 dặm vuông), tương đương 20% ​​diện tích của Azerbaijan.

Có nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập căn cứ quân sự ở Azerbaijan. Thổ Nhĩ Kỳ đã có các căn cứ quân sự ở Somalia, Qatar, Iraq và Syria, nơi liên tục hình thành các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến. Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai căn cứ quân sự tại Azerbaijan và đưa lính đánh thuê Syria đến Azerbaijan có thể sẽ là tiền đề cho sự hình thành các nhóm Hồi giáo cực đoan mới và cuộc chiến tranh khủng bố sẽ bùng phát ở hai quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…