Thỏa thuận trần nợ Mỹ chịu nhiều chỉ trích từ các đảng viên cấp cao của Đảng Cộng hòa

Sau nhiều tuần đàm phán khó khăn, thỏa thuận trần nợ Mỹ giờ đây phải đối mặt với thách thức đạt được sự thông qua của Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát…

Thỏa thuận trần nợ tạm thời giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Hạ viện  Kevin McCarthy đã không nhận được sự đồng tình từ nhiều đảng viên Cộng hòa ở Hạ viện.

Theo đó, thỏa thuận nếu đạt được sẽ nâng trần nợ của Mỹ cho đến năm 2025 và đặt giới hạn chi tiêu phi quốc phòng trong hai năm tài chính tiếp theo, đồng thời cho phép ngân sách Lầu Năm Góc tăng theo kế hoạch của ông Joe Biden.

Nó cũng bổ sung các yêu cầu công việc mới đối với một số chương trình mạng lưới an sinh xã hội, đẩy nhanh quá trình đánh giá môi trường đối với các dự án lớn và thu hồi một phần khoản tăng tài trợ cho Sở Thuế vụ để cơ quan này có thể xem xét kỹ lưỡng hơn đối với những người giàu và các doanh nghiệp lớn.

Nhưng những nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm buộc cắt giảm chi tiêu sâu hơn trong thời gian dài hơn, cũng như cắt giảm luật kinh tế của Tổng thống Biden trong hai năm qua đã bị phía Nhà Trắng từ chối. Thay vào đó, ông McCarthy nói rằng thỏa thuận bao gồm một biện pháp "paygo", yêu cầu chính quyền đảm bảo rằng chi tiêu mới không làm tăng thâm hụt.

Một số thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa đã nổi giận với thỏa thuận này, cho rằng nó đã làm giảm nghiêm trọng các yêu cầu ban đầu của đảng để đổi lấy việc tăng giới hạn nợ. Phần lớn sự phản đối đến từ nhóm chính trị Freedom Caucus Mỹ theo đường lối cánh phải bảo thủ trong Quốc hội Mỹ.

thỏa thuận trần nợ
Tương lai trần nợ của Mỹ tiếp tục bị thách thức bởi sự phản đối từ các đảng viên Đảng Cộng hòa giữ phần đông ghế trong Hạ viện

Đại diện Chip Roy, một thành viên nổi tiếng Freedom Caucus cho biết các thành viên của họ sẽ cố gắng ngăn chặn thỏa thuận được thông qua tại Hạ viện trong cuộc bỏ phiếu dự kiến vào thứ Tư.

Ralph Norman, đảng viên Đảng Cộng hòa Nam Carolina, viết trên Twitter: “Thỏa thuận này thật là điên rồ. [Tôi] sẽ không bỏ phiếu để làm đất nước chúng ta phá sản. Người dân Mỹ xứng đáng điều tốt hơn".

Nhưng ông McCarthy đã bác bỏ các mối đe dọa tiềm năng đối với thỏa thuận trần nợ đến từ chính đảng của mình. Ông nói rằng hơn 95% đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện hết sức hào hứng về thỏa thuận này.

“Có lẽ nó không đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người. Nhưng đây là một bước đi đúng hướng mà không ai nghĩ rằng chúng ta sẽ có ngày hôm nay. Đây là một dự luật tốt cho công chúng Mỹ”, ông McCarthy nói với Fox News.

Trong khi đó, các quan chức Nhà Trắng cũng cần cố gắng thuyết phục càng nhiều đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ thỏa thuận càng tốt.

Một số nhà lập pháp đảng Dân chủ cũng phàn nàn rằng ông Biden đã nhượng bộ quá nhiều trong các cuộc đàm phán mà không nhận lại được bao nhiêu.

Jim Himes, một đảng viên Đảng Dân chủ Connecticut cho biết: “Không có điều gì trong dự luật là ưu tiên của Đảng Dân chủ”.

Các đảng viên Đảng Dân chủ theo đường lối cứng rắn ở cả hai viện đều cho biết họ sẽ không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận nào tăng thêm yêu cầu công việc đối với các chương trình thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Các nguồn tin cho biết, thỏa thuận này bổ sung các yêu cầu đối với viện trợ lương thực cho những người từ 50 đến 54 tuổi.

Ông McCarthy đã hứa sẽ cho các nhà lập pháp ít nhất 72 giờ để xem xét bất kỳ luật nào. Điều đó có nghĩa là cuộc tranh luận về số phận của dự luật trần nợ sẽ tiếp tục kéo dài trong ba ngày tới.

Việc không thông qua luật có thể gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính vì nó sẽ khiến Hoa Kỳ lao thẳng vào “ngày X”, tức ngày 5/6 sắp tới, khi Bộ Tài chính dự kiến sẽ hết tiền mặt để thanh toán tất cả các hóa đơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…