Thoát khỏi suy thoái, kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng 0,6%

Nền kinh tế Anh đã thoát khỏi suy thoái khi GDP quý 1/2024 ghi nhận mức tăng 0,6% vượt kỳ vọng, số liệu chính thức hôm 10/5 cho thấy…

Thoát khỏi suy thoái, kinh tế Anh ghi nhận tăng trưởng 0,6%

Theo dữ liệu mới được công bố bởi Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS), GDP của Vương quốc Anh đã tăng 0,6% trong 3 tháng đầu năm 2024, đánh dấu sự phục hồi sau 2 quý suy giảm liên tiếp trong nửa cuối năm 2023.

Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò trước đó đã dự báo mức tăng trưởng 0,4%.

Vương quốc Anh bước vào một cuộc suy thoái nông vào nửa cuối năm 2023, khi lạm phát dai dẳng tiếp tục gây tổn hại cho nền kinh tế. Mặc dù không có định nghĩa chính thức về suy thoái kinh tế, nhưng hai quý tăng trưởng âm liên tiếp được nhiều người coi là suy thoái kỹ thuật.

Lĩnh vực sản xuất của Vương quốc Anh tăng 0,8% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2024, trong khi ngành xây dựng giảm 0,9%. Trên cơ sở hàng tháng, nền kinh tế đã tăng trưởng 0,4% trong tháng 3, sau khi tăng 0,2% trong tháng 2.

Về mặt sản lượng, lĩnh vực dịch vụ – vốn rất quan trọng đối với nền kinh tế Vương quốc Anh – đã tăng trưởng lần đầu tiên kể từ quý 1/2023, Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết. Mức tăng trưởng 0,7% này chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành dịch vụ vận tải có tốc độ tăng trưởng hàng quý cao nhất kể từ năm 2020.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak, người gần đây đã chịu một số tổn thất trong các cuộc bầu cử địa phương, đã hoan nghênh tin tức này. “Nền kinh tế Anh đã rẽ sang một hướng mới. Tôi biết rằng mọi thứ vẫn còn khó khăn với nhiều người, nhưng các chiến lược thúc đẩy kinh tế đã dần có hiệu quả và chúng tôi sẽ tiếp tục đi theo kế hoạch này".

Suren Thiru, giám đốc kinh tế tại ICAEW lại đưa ra quan điểm thận trọng hơn. Ông cho biết tác động tích cực của việc lạm phát hạ nhiệt có thể bị hạn chế bởi sự cẩn trọng mới trong chi tiêu của người tiêu dùng giữa bối cảnh bất ổn chính trị trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào cuối năm nay.

“Việc Vương quốc Anh thoát khỏi suy thoái là một chiến thắng khá trống rỗng vì bức tranh lớn hơn vẫn là một nền kinh tế đang vật lộn với tình trạng trì trệ, vì năng suất kém và tình trạng thiếu hoạt động kinh tế cao đang hạn chế tiềm năng tăng trưởng của nước Anh”, ông Suren Thiru nhận xét.

Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh hôm thứ Năm đã cảnh báo rằng các chỉ số về lạm phát vẫn ở mức cao và các nhà lập pháp đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất chính ở mức 5,25%.

Ngân hàng trung ương Anh dự báo lạm phát sẽ quanh ngưỡng 2% trong thời gian tới, nhưng dự kiến có thể tăng nhẹ vào cuối năm giá năng lượng leo thang.

Hiện Vương quốc Anh vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch chậm nhất trong G7 (nhóm các nền công nghiệp phát triển) và chỉ xếp trên nước Đức.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.