Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc diễn tập không chiến cảnh báo Đài Loan

Lực lượng không quân Trung Quốc tăng cường các cuộc diễn tập không chiến với sự tham gia của máy bay chiến đấu tàng hình J-20, khi căng thẳng trong khu vực eo biển Đài Loan tiếp tục gia tăng.

Clip một cuộc diễn tập, được phát sóng trên đài truyền hình nhà nước CCTV ghi lại cảnh hai chiếc tiêm kích tàng hình J-20 bắn hàng chục quả pháo sáng mồi nhử, thường được sử dụng trong các trận không chiến. Pháo sáng cháy ở nhiệt độ cao và được sử dụng để làm mồi nhử tên lửa không đối không tầm nhiệt.

Tiêm kích tàng hình J-20 có thiết kế mặt cắt giảm phản xạ hiệu dụng và lớp phủ hấp thụ sóng radar khiến đối phương khó phát hiện, tên lửa phòng không dẫn đường bằng radar khó xác định mục tiêu hơn.

Nhưng trong một cuộc cận chiến với không quân đối phương trong hoặc các loại tên lửa không đối không dầu dẫn quang hồng ngoại được sử dụng, máy bay phải sử dụng mồi nhử nhiệt hoặc pháo sáng để đối phó, nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song Zhongping cho biết.

“Việc huấn luyện sử dụng pháo hiệu mồi nhử là bài tập thuộc luyện cần thiết cho các tình huống chiến đấu thực tế,” nhà bình luận quân sự Trung Quốc Song, làm việc tại Hồng Kông, nhận xét. “Đó là một kỹ năng chiến thuật rất hữu ích trong cuộc không chiến tầm gần giữa các máy bay chiến đấu hoặc nếu bị tấn công bởi tên lửa đất đối không đầu dẫn quang hồng ngoại từ hệ thống phòng không mặt đất”.

J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất của Trung Quốc đã được đưa vào biên chế của quân đội nước này. Tờ The South China Morning Post cho rằng những cuộc tập trận có sự tham gia của J-20 là sự phô trương lực lượng đối với Đài Loan cũng như các quốc gia có mâu thuẫnk, và là cách gây ấn tượng tính năng kỹ chiến thuật của máy bay đối với người dân Trung Quốc.

Các cuộc tập trận liên quan đến J-20 được chiếu rộng rãi trên truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông, eo biển Đài Loan, trên biên giới với Ấn Độ và khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi quân đội tập trung huấn luyện cho "sẵn sàng chiến đấu".

Chuyên gia Trung Quốc so sánh J-20 và F-22. Video SCMP

Máy bay J-16 Trung Quốc diễn tập với sự tham gia của J-20. Video SCMP

Không quân Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động gần Đài Loan, một chiếc J-20 đã thực hiện chuyến bay thấp trên không phận thành phố Quzhou, tỉnh Chiết Giang tháng trước - cách đảo Đài Loan 20 phút bay. Đây được coi là lời cảnh báo của Bắc Kinh tới Đài Loan, được coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Bắc Kinh luôn tuyên bố sẵn sàng giành lấy quyền kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết.

Nếu bùng phát chiến tranh, J-20 sẽ chiến đấu với máy bay tiêm kích F-16 của Đài Loan. Đài Bắc đã ký kết một hợp đồng trị giá 8 tỷ USD, mua 66 máy bay phản lực F-16V nâng cấp từ Lockheed Martin, tăng cường sức mạnh không quân lên hơn 200 chiếc vào năm 2026.

Căng thẳng biên giới với Ấn Độ vẫn tiếp tục trên dãy Himalaya, các quan sát viên quân sự thế giới cho biết, vào tháng 8.2020, đã có hai chiếc J-20 tại căn cứ không quân Hotan ở Tân Cương cực tây của Trung Quốc - gần vùng tranh chấp. Theo các nguồn tin khác, Ấn Độ đã triển khai 5 máy bay chiến đấu Dassault Rafale mới tới khu vực Ladakh gần đó.

J-20, máy bay chiến đấu tàng hình hai động cơ một người lái, được đưa vào biên chế năm 2017 hiện vẫn sử dụng động cơ Nga. Trong tương lai gần, các máy bay này sẽ được lắp đặt động cơ sản xuất nội địa của Trung Quốc. Không quân PLA không cho biết có bao nhiêu J-20, nhưng ước tính có thể là 50 chiếc.

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…