TikTok chuẩn bị ra mắt một bản sao thuật toán dành riêng cho thị trường Mỹ

Theo tiết lộ từ Reuters, TikTok đang nghiên cứu một bản sao cho thuật toán đề xuất dành riêng cho 170 triệu người dùng ở Mỹ để ứng phó với những hạn chế mà chính phủ nước này đã đưa ra...

TikTok chuẩn bị ra mắt một bản sao thuật toán dành riêng cho thị trường Mỹ

Theo một thông tin độc quyền được Reuters ghi lại, TikTok đang chuẩn bị một bản sao cho thuật toán đề xuất (algorithm) dành riêng cho 170 triệu người dùng ở Mỹ. Nỗ lực này có thể mang đến một phiên bản hoạt động độc lập tại Mỹ và dễ dàng được chấp thuận hơn bởi các nhà lập pháp.

Trong vài tháng qua, hàng trăm kỹ sư của ByteDance và TikTok ở cả Mỹ và Trung Quốc đều đã bắt đầu phân tách hàng triệu dòng mã và sàng lọc thuật toán của công ty. Nhiệm vụ chính là tạo ra một cơ sở mã riêng biệt, độc lập với các hệ thống được sử dụng bởi Douyin, phiên bản Trung Quốc của ByteDance, đồng thời loại bỏ mọi thông tin liên kết với người dùng Trung Quốc, hai nguồn có hiểu biết trực tiếp về dự án nói với Reuters. Đây cũng là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, dự kiến sẽ mất tới hơn 1 năm để có thể hoàn thành.

Trên thực tế, kế hoạch phân tách mã nguồn này được công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc, Bytedance nghiên cứu từ cuối năm ngoái, ngay cả trước khi dự luật buộc TikTok phải bán hoạt động tại Mỹ của mình thu hút sự chú ý từ Quốc hội Mỹ vào năm nay. Dự luật đã được ký thành luật vào tháng 4 vừa qua.

Tại một thời điểm, các giám đốc điều hành của TikTok đã cân nhắc việc cung cấp nguồn mở cho một số thuật toán của TikTok hoặc cung cấp thuật toán đó cho người khác truy cập và sửa đổi, để chứng minh tính minh bạch về công nghệ. Nhưng các vấn đề tuân thủ và pháp lý liên quan đến việc xác định phần nào của mã có thể được chuyển đổi đã khiến công việc trở nên phức tạp hơn. Mỗi dòng mã cần được xem xét để xác định liệu nó có thể đi vào cơ sở mã riêng biệt hay không.

Mục tiêu là để tạo dựng kho lưu trữ mã nguồn mới cho thuật toán đề xuất chỉ phục vụ TikTok Mỹ. Sau khi hoàn thành, TikTok Mỹ sẽ chạy và duy trì thuật toán đề xuất của mình độc lập với các ứng dụng TikTok ở các khu vực khác và phiên bản Douyin tiếng Trung. Nhưng động thái này cũng sẽ cắt đứt khả năng phát triển kỹ thuật khổng lồ của công ty mẹ ở Bắc Kinh.

Nếu hoàn thành công việc chia tách dữ liệu ở Mỹ khỏi mạng lưới chung, ban lãnh đạo TikTok nhận thức được rủi ro rằng TikTok Mỹ có thể không thể mang lại mức hiệu suất tương đương với TikTok hiện tại vì nó phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ sư của ByteDance tại Trung Quốc để cập nhật và duy trì cơ sở mã nhằm tối đa hóa mức độ tương tác của người dùng.

Tin tức cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về cách thức mà TikTok có thể đưa ra để giải quyết các rào cản ở Mỹ cũng như tính khả thi của việc tách biệt hoạt động giữa các nền tảng. Nguồn tin giấu tên cho biết thêm, một khi mã được chia tách, nó có thể đặt nền móng cho việc thoái vốn tài sản ở Mỹ, mặc dù hiện tại công ty không có kế hoạch cụ thể để thực hiện điều này.

Bytedance đã nhiều lần tuyên bố họ không có kế hoạch bán tài sản ở Mỹ và động thái như vậy là không thể. TikTok ban đầu đã từ chối bình luận cho Reuters. Nhưng sau khi tin tức được xuất bản, TikTok đã lên tiếng trên X (Twitter cũ) rằng: "Câu chuyện mà Reuters công bố ngày hôm nay là sai lệch và không chính xác về mặt thực tế. Nhưng công ty không nói rõ điều gì là không chính xác.

TikTok cũng đồng thời đăng tải một đoạn phản hồi, nêu rõ việc chính phủ Mỹ yêu cầu Bytedance thoái vốn khỏi TikTok để cho phép nền tảng tiếp tục hoạt động tại ở đây đơn giản là không thể thực hiện được cả về mặt thương mại, công nghệ và pháp lý.

TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance đã đâm đơn kiện lên Tòa án liên bang của Mỹ vào tháng 5, tìm cách ngăn chặn điều luật buộc công ty phải “bán mình” hoặc cấm ứng dụng TikTok hoạt động tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.

Hiện công ty đang tìm cách tăng cường nỗ lực để chứng tỏ các hoạt động tại Mỹ của họ độc lập với chủ sở hữu Trung Quốc.

Reuters trước đây đã báo cáo rằng việc bán ứng dụng có chứa thuật toán đề xuất là rất khó xảy ra. Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 đã bổ sung các thuật toán đề xuất nội dung vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, do đó việc thoái vốn hoặc bán thuật toán của Bytedance sẽ bắt buộc phải tuân thủ theo các thủ tục cấp phép hành chính.

TikTok và ByteDance đã tuyên bố sẽ dựa trên cơ sở Tu chính án Thứ nhất để tranh đấu tới cùng tại Toà án liên bang.

Xem thêm

TikTok và YouTube so găng

TikTok và YouTube so găng

TikTok và YouTube từ lâu đã có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút người dùng và nhà sáng tạo nội dung. Trước đây YouTube từng ra mắt tính năng Shorts khá tương đồng với đặc điểm của TikTok, thì ngày nay nền tảng này cũng nâng thời lượng nội dung lên 60 phút để “kèn cựa” với đối thủ…

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

TikTok vẫn cứng rắn trước các áp lực từ Mỹ

Theo các nguồn tin mà Reuters thu thập được, chủ sở hữu của TikTok có ý định thà chấp nhận ngừng mọi hoạt động tại thị trường Mỹ còn hơn là phải bán ứng dụng cho một doanh nghiệp địa phương…

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Chính phủ Mỹ và cuộc chiến chưa hồi kết với TikTok

Hạ viện Mỹ mới đây đã thông qua dự luật cấm ứng dụng TikTok ở nước này, tiến gần tới khả năng một lệnh cấm chính thức có thể sắp thành hiện thực. Tuy nhiên, phía đại diện của TikTok cũng tỏ ra không e ngại, liên tục lên tiếng phản đối cũng như tìm cách để đảo ngược tình thế…

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…