Tổng thống Biden ân xá cho con trai: Không phải là chuyện lạ ở Mỹ

Hunter Biden không phải là người thân đầu tiên của một tổng thống được ân xá - cũng không phải là người đầu tiên trong gia đình ông được hưởng ân xá.

Tổng thống Biden ân xá cho con trai: Không phải là chuyện lạ ở Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ân xá cho con trai mình là Hunter Biden với hy vọng rằng "người Mỹ sẽ hiểu tại sao một người cha và một tổng thống lại đưa ra quyết định này". Trên thực tế, đây không phải là chuyện hiếm trong lịch sử nước Mỹ, và tất cả bắt nguồn từ bản Hiến pháp của đất nước này.

Những người sáng lập nước Mỹ đã lấy hình mẫu của nước Anh thời điểm đó để xây dựng lên bản Hiến pháp 1787. Theo đó tổng thống Mỹ đã được trao quyền ân xá ngang bằng với "Vua của Vương quốc Anh".

Tổng thống George Washington là người đầu tiên sử dụng quyền ân xá này vào năm 1795, sau cuộc nổi loạn về thuế rượu whisky, cứu hai người khỏi giá treo cổ và ân xá cho những người khác với hy vọng dập tắt tình trạng bất ổn.

“Những người bị lừa dối đã từ bỏ những sai lầm của họ” ông phát biểu trước Quốc hội, đồng thời nói thêm rằng trong khi sự kiên quyết là “một nghĩa vụ thiêng liêng”, ông hy vọng sẽ “hòa nhập vào hoạt động của chính phủ mọi mức độ ôn hòa và dịu dàng mà công lý, phẩm giá và sự an toàn của quốc gia có thể cho phép”.

Sau Washington, Thomas Jefferson đã ân xá cho những người đào ngũ, cho phép họ trở về vị trí của họ. Abraham Lincoln cũng đã làm điều tương tự vào năm 1865, ân xá cho những người Liên minh miền Nam đã tuyên thệ trung thành với Liên bang. Tổng thống Andrew Johnson đã đi xa hơn, ân xá toàn bộ cho tất cả những người chiến đấu cho Liên minh miền Nam.

gerald-ford.jpg
Tổng thống Gerald Ford ký ân xá cho người tiền nhiệm Richard Nixon

Chỉ hơn một thế kỷ sau, với cùng tinh thần hàn gắn, Tổng thống Gerald Ford đã ân xá cho Richard Nixon, người tiền nhiệm của ông, vài tuần sau khi Nixon từ chức tổng thống vì vụ Watergate. Sự ân xá là "cho tất cả các tội chống lại Hoa Kỳ mà ông, Richard Nixon, đã phạm phải hoặc có thể đã phạm phải". Nixon đã chấp nhận, điều mà Ford coi là sự thừa nhận tội lỗi.

Thế nhưng, lịch sử Mỹ cũng chứng kiến 1 trường hợp... từ chối ân xá. George Wilson, một tên cướp tàu hỏa bị kết án tử hình, đã được Tổng thống Andrew Jackson ân xá vào năm 1829. Thế nhưng George Wilson đã từ chối chấp nhận sự khoan hồng này. Quyết định này khiến các nhà sử học đau đầu tìm cách giải thích. Tuy nhiên, hồ sơ cho thấy Wilson đã chấp nhận sự ân xá sau đó của Martin Van Buren, người kế nhiệm Jackson.

Nhiều lệnh ân xá khác được ban hành bởi các tổng thống vì mục đích ít cao cả hơn là hàn gắn một quốc gia chia rẽ. Sự khoan hồng thường được mở rộng cho bạn bè và đồng minh, thường là vì vi phạm tài chính chiến dịch.

Tổng thống Ronald Reagan đã ân xá cho George Steinbrenner, chủ sở hữu đội bóng chày New York Yankees, người đã đóng góp bất hợp pháp cho chiến dịch tranh cử của Nixon; George HW Bush đã ân xá cho sáu người liên quan đến vụ bê bối vũ khí Iran-Contra; Bill Clinton đã ban hành 140 lệnh ân xá vào ngày cuối cùng tại nhiệm, bao gồm cả lệnh ân xá cho người anh cùng cha khác mẹ Roger Clinton, vì tội danh liên quan đến ma túy từ năm 1985. Roger Clinton cũng bị cáo buộc nhận tiền để vận động hành lang xin ân xá cho những người khác, mặc dù ông chưa bao giờ bị buộc tội.

roger-clinton.jpg
Anh em cựu tổng thống Bill Clinton và Roger Clinton

Donald Trump đã ân xá cho người bạn lâu năm và cố vấn của mình là Roger Stone, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort, cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon và anh rể Charles Kushner, người mà ông hiện đã đề cử làm đại sứ tại Paris.

Hunter Biden là thành viên thứ ba trong gia đình tổng thống Joe Biden được ân xá. Khoảng 160 năm trước, Moses Robinette, ông cố của ông, đã phải chịu án tù khổ sai hai năm vì tội đánh nhau trong trại lính khiến đối phương bị thương do dao đâm. Ông đã được Lincoln ân xá vào tháng 9/1864.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

"Trump 2.0": Những cú "quay xe" bất ngờ

Chuẩn bị quay lại Nhà trắng lần thứ 2, ông Trump vẫn giữ những quan điểm cứng rắn: Tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, trục xuất di dân... Nhưng ở một số lĩnh vực, Trump 2.0 có thể sẽ rất khác so với Trump 1.0.

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Cuộc đua sở hữu siêu du thuyền xa xỉ của các tỷ phú công nghệ

Sở hữu siêu du thuyền không chỉ là một thú chơi xa xỉ mà còn là biểu tượng của quyền lực và đẳng cấp trong giới siêu giàu công nghệ. Từ Jeff Bezos, Mark Zuckerberg cho đến Larry Ellison, họ đều không ngại ngần đầu tư hàng trăm triệu USD cho những “cung điện” trên biển của mình…

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…