Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức ký dự luật trần nợ

Tổng thống Joe Biden đã chính thức ký một dự luật đình chỉ trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ, ngăn chặn một nguy cơ vỡ nợ thảm khốc đối với nước Mỹ…

Tổng thống Joe Biden vào tối thứ Sáu đã có bài phát biểu đầu tiên từ Phòng Bầu dục để thảo luận về dự luật nâng trần nợ trong khi hạn chế chi tiêu liên bang, gọi đó là một thỏa thuận vô cùng quan trọng. Ông đã ký dự luật thành luật vào thứ Bảy.

“Không nhà lãnh đạo nào có được mọi thứ họ muốn trên bàn đàm phán nhưng người dân Mỹ sẽ có được những gì họ cần. Chúng tôi đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng và sụp đổ kinh tế”, Tổng thống Biden cho biết. “Điều cần thiết cho tất cả những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong vài năm qua là giữ trọn niềm tin và sự tín nhiệm của Mỹ thông qua một ngân sách tiếp tục phát triển nền kinh tế và phản ánh các giá trị của chúng ta với tư cách là một quốc gia”. 

dự luật trần nợ
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Phòng Bầu dục về dự luật "Trách nhiệm Tài chính"

Dự luật trần nợ “Trách nhiệm Tài chính” đã thông qua Thượng viện với tỷ lệ tán thành là 63-36 vào tối thứ Năm, giành được đủ sự ủng hộ từ cả Đảng bên để vượt qua ngưỡng 60 phiếu bầu và tránh được sự trì hoãn. Trước đó vào thứ Tư, dự luật đã được thông qua ở Hạ viện với số phiếu đồng ý là 314-117.

Nếu không có thỏa thuận, các nghĩa vụ liên bang như an sinh xã hội, Medicare và tiền lương quân sự sẽ không được thanh toán đi. Và việc không dỡ bỏ trần nợ sẽ làm biến động thị trường tài chính toàn cầu và gây ra tình trạng mất việc làm ở Mỹ.

Dự luật được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng giữa Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Nhà Trắng. Việc Tổng thống Joe Biden ký dự luật vào 3/6 đã đánh dấu một kết thúc nhẹ nhàng mang tính biểu tượng cho cuộc khủng hoảng khiến Nhà Trắng phải “đau đầu” trong nhiều tháng.

“Cảm ơn ông Kevin McCarthy, ông Jeffries, ông Schumer và ông McConnell vì sự hợp tác của họ”, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố thông báo về việc ký kết dự luật, nêu tên các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện.

Fitch Ratings vào hôm 2/6 cho biết xếp hạng tín dụng "AAA" của Mỹ sẽ vẫn ở mức “theo dõi hạ bậc” (Rating Watch Negative) bất chấp thỏa thuận cho phép chính phủ thực hiện các nghĩa vụ của mình. Lý do cho động thái này là bởi Fitch Ratings vẫn bày tỏ lo ngại về việc Mỹ liên tục rơi vào bế tắc đàm phán và sự chia rẽ về đảng phái đang ngày càng trầm trọng hơn. Từ nay cho đến cuối tháng 9, Fitch Ratings sẽ quyết định có hạ bậc hay không. Nếu bị hạ xếp hạng, điều này sẽ làm tăng lãi vay của chính phủ Mỹ, buộc Washington trả lãi nhiều hơn, giảm chi cho giáo dục, y tế, quốc phòng và các ưu tiên khác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…