Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh, cạnh tranh với GPS Hoa Kỳ

Trung Quốc hiện đang trong quá trình đưa vệ tinh cuối cùng lên vũ trụ để hoàn thành mạng lưới điều hướng toàn cầu nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ GPS của Hoa Kỳ.
Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh, cạnh tranh với GPS Hoa Kỳ

Theo thông tin được tiết lộ từ các chuyện gia, việc đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống định hướng toàn cầu sẽ là một bước phát triển đáng kể giúp Trung Quốc đảm bảo hệ thống quân đội có thể duy trì trực tuyến trong trường hợp xung đội với Hoa Kỳ xảy ra, đồng thời cũng là một phần của kế hoạch tăng cường tầm ảnh hưởng công nghệ ở nước ngoài của Bắc Kinh. 

Mạng Trung Quốc, với tên gọi là Beidou, bao gồm 30 vệ tinh chính giúp điều hướng và trao đổi thông tin. Nó được coi là đối thủ trực tiếp của Hệ thống định vị Toàn cầu GPS thuộc sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ. 

“Quân đội Trung Quốc hiện có một hệ thống có thể sử dụng độc lập khỏi GPS của Hoa Kỳ,” ông Andrew Dempster, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ Úc, chia sẻ với CNBC.

Những lo ngại của Trung Quốc chủ yếu xoay quanh việc nếu có một cuộc xung đột kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung QUốc, GPS - hệ thống định vị dựa trên vệ tinh - có thể bị cắt khỏi Trung Quốc. 

“Trung Quốc hiện có một hệ thống bền bỉ có thể được sử dụng trong thời gian xảy ra xung đột,” giáo sư Christopher Newman, giáo sư luật và chính sách vũ trụ tại ĐH Northumbria ở Hoa Kỳ, nói với CNBC.

Các kế hoạch cho một hệ thống mạng của riêng Trung Quốc đã hình thành vào cuối những năm 1990 và phiên bản đầu tiên của Beidou đã được đưa vào sử dụng năm 2000, mang đến các dịch vụ dựa trên vệ tinh cho quốc gia tỷ dân. 

Lần nâng cấp thứ 2 được hoàn thành vào năm 2012 và có thể cung cấp dịch vụ cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương và phiên bản thứ 3 này, khi hoàn thành, Beidou sẽ có thể hướng tới phạm vi toàn cầu. 

“Mạng lưới Beidou là biểu tượng tham vọng của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại. Họ đang thực hiện một quan điểm toàn cầu hơn nhiều,” giáo sư Newman cho biết.

Bên cạnh đó, giáo sư Newman cũng tiết lộ, Beidou được liên kết với Sáng kiến Vành đai và Con đường - một dự án cơ sở hạ tầng lớn và kế hoạch tạo ra những chính sách đối ngoại liên kết một số lục địa thông qua đường sắt, đường bộ và các tuyến đường vận chuyển khác. Nhiều quốc gia đã vay một khoản tiền lớn từ Trung Quốc, một động thái cho thấy sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nợ Trung Quốc. 

“Hãy tưởng tượng nếu sự phụ thuộc mở rộng thêm sang lĩnh vực kỹ thuật và GPS. Nó chắc chắn sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hơn nữa,” giáo sư Newman kết luận. 

Một số quốc gia như Thái Lan và Pakistan đã sử dụng hệ thống Beidou cho các mục đích khác nhau. Theo ông Yang Changfeng - nhà thiết kế chính của Beidou, “Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới đang sử dụng mạng Beidou”, Tân Hoa Xã trích dẫn. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…