Một trong những phiên bản phát triển mạnh nhất là các tổ hợp pháo phản lực theo nguyên mẫu Grad BM-21 Liên Xô. Các hệ thống phóng được lắp trên cả khung gầm bánh hơi và trên xe bọc thép bánh xích với các loại đạn từ nổ phá mảnh đến nhiệt áp. Tầm bắn của các loại vũ khí này đạt đến 40 km.
Hiện nay, khách hàng nước ngoài được giới thiệu các tùy chọn kiểu mô-đun, ngoài loại đạn cỡ nòng truyền thống 122 mm, còn có các loại đạn dẫn đường cỡ nòng 220 mm với tầm bắn lên tới 70 km.
Mạnh nhất trong các loại pháo phản lực là các hệ thống vũ khí có cỡ nòng 300 mm và 370 mm, đạn sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh, có khả năng phá hủy các mục tiêu xa tới 270 km với độ chính xác cao.
Truyền thông mạng xã hội Trung Quốc cho biết, quốc gia này đang giới thiệu pháo phản lực dành cho xuất khẩu 6 nòng cỡ 400 mm, không có thông tin về tầm bắn và phương pháp dẫn đường cho đầu đạn, nhưng có nhiều khả năng sử dụng hệ thống hỗn hợp dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển các tổ hợp pháo phản lực đặc chủng. Trong video mới được công bố trên trang Weibo, quân đội Trung Quốc giới thiệu pháo phản lực MLRS 48 nòng cỡ đạn nhỏ.
Hệ thống được phát triển để thực hiện nhiệm vụ dựng màn khói mù sol khí có thành phần phức tạp nhằm ngăn chặn các loại vũ khí tấn công, trong đó có các loại vũ khí có độ chính xác cao. Lớp màn khói mù sol khí bảo vệ che chắn hiệu quả lực lượng và vũ khí trang bị, khiến các phương tiện phát hiện và dẫn đường hiện đại nhất cũng không thể xác định được mục tiêu và tiêu diệt.
Những pháo phản lực đặc chủng tạo màn khói này tương đối rẻ tiền, được đưa vào biên chế trong các quân binh chủng khác nhau của quân đội PLA, không ngừng được cải tiến và ngày càng hiệu quả hơn về thời gian dựng màn khói sol khí, độ dầy cũng như sự linh hoạt của bộ khí tài phòng ngự này.
Các tổ hợp pháo phản lực dựng màn khói của quân đội Trung Quốc