Trung Quốc sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

Cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc cho biết nước này phản đối và sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt tài chính chống lại Nga.
Trung Quốc sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga

Trong một cuộc họp báo công khai, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc Guo Shuqing cho biết: “Mọi người chắc hẳn đều đang theo dõi xung đột quân sự gần đây giữa Nga và Ukraine. Lập trường của Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao tuyên bố rõ ràng. Các chính sách quốc tế của chúng tôi là nhất quán.”

Ông Guo nói: “Về các biện pháp trừng phạt tài chính, chúng tôi không ủng hộ điều đó,” ông cũng lưu ý rằng họ phản đối các biện pháp trừng phạt “đơn phương”, mà theo ông là không giải quyết hiệu quả các vấn đề. "Trung Quốc sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt như vậy."

Ông Guo Shuqing là bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của đất nước. Mới đây ông cũng nói thêm rằng ông hy vọng tất cả các bên sẽ duy trì trao đổi kinh tế bình thường và các lệnh trừng phạt không có tác động rõ ràng đối với Trung Quốc cho đến nay.

Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã đều đã liên tiếp áp các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đầu tiên là trong nỗ lực ngăn chặn xung đột với Ukraine, và sau đó là để gây áp lực buộc TT Putin ngừng tấn công Ukraine. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...