Trung Quốc thắt chặt nguồn cung đất hiếm, “gây khó dễ” cho thị trường toàn cầu

Trung Quốc mới đây đã ban hành các quy định mới về đất hiếm và siết chặt kiểm soát xuất khẩu với mục tiêu đảm bảo nguồn cung nội địa…

Hoạt động vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại cảng Lianyungang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)
Hoạt động vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại cảng Lianyungang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc)

Trung Quốc vừa công bố một loạt quy định mới nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn cung đất hiếm trong nước và kiểm soát xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia.

Các quy định này đặt ra thêm quy tắc về khai thác, tinh luyện và thương mại đất hiếm - những vật liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất nhiều mặt hàng, từ nam châm trong xe điện đến thiết bị điện tử tiêu dùng.

Theo đó, trong một tuyên bố được đưa ra bởi nội các Trung Quốc, tài nguyên đất hiếm là thuộc sở hữu nhà nước và chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, tinh luyện và thương mại của nhóm 17 khoáng chất quan trọng này.

Trung Quốc hiện là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất trên thế giới, chiếm gần 90% sản lượng tinh chế toàn cầu.

Đất hiếm đóng vai trò then chốt trong sản xuất động cơ điện cho xe EV và thiết bị điện tử, cũng như tuabin gió; vì vậy, nhu cầu toàn cầu đối với vật liệu này dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Chính vì vai trò quan trọng của đất hiếm trong lĩnh vực công nghiệp, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành một điều luật có hiệu lực từ tháng 5/2024, đặt ra mục tiêu đầy tham vọng để sản xuất nội địa các khoáng chất thiết yếu cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh vào năm 2030, trong đó đất hiếm là ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu của EU đối với đất hiếm dự kiến sẽ tăng gấp 6 lần trong thập kỷ tới và gấp 7 lần vào năm 2050.

Các quy định mới của Trung Quốc, có hiệu lực vào ngày 1/10/2024, cũng sẽ thiết lập một hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm đất hiếm.

Các doanh nghiệp khai thác, tinh luyện, tách chiết và xuất khẩu đất hiếm sẽ phải xây dựng một hệ thống theo dõi dòng chảy sản phẩm, ghi chép trung thực và nhập dữ liệu vào hệ thống truy xuất nguồn gốc của chính phủ.

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra các biện pháp kiểm soát và thắt chặt xuất khẩu đất hiếm. Năm ngoái, quốc gia tỷ dân đã áp dụng các biện pháp tương tự với germanium và gali - hai nguyên tố quan trọng trong sản xuất chip - cũng với lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

Trung Quốc cũng cấm xuất khẩu công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm và công nghệ chiết tách đất hiếm.

Những động thái này làm dấy lên lo ngại về việc Trung Quốc có thể hạn chế nguồn cung đất hiếm để gây sức ép với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.

Cùng thời điểm Trung Quốc ban hành quy định mới về đất hiếm, EU cũng chuẩn bị áp thuế tạm thời lên xe điện Trung Quốc kể từ ngày 4/7. EU cho rằng Trung Quốc đang trợ cấp không công bằng cho ngành sản xuất xe điện nội địa, gây thiệt hại cho khối 27 nước thành viên.

Tuy nhiên, cả hai bên đều bày tỏ mong muốn đàm phán về vấn đề thuế quan này.

Xem thêm

Việt Nam sở hữu “kho báu” đất hiếm được cả thế giới quan tâm

Việt Nam sở hữu “kho báu” đất hiếm được cả thế giới quan tâm

Các nguyên tố đất hiếm đã được toàn thế giới công nhận về vai trò và ích lợi của chúng trong các thiết bị công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng xanh. Và với nguồn cung đất hiếm sẵn có, Việt Nam hiện nay đang nhận được sự quan tâm từ các công ty trên khắp thế giới…

Có thể bạn quan tâm

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2% ngay sau khi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước. Goldman Sachs dự báo, chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 9 sẽ đạt mức 2,04% và có thể được làm tròn xuống 2%…

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ