Trước thềm thoả thuận, Mỹ huỷ bỏ cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá

Bộ Tài chính Mỹ, hôm qua (13/1), đã rút Trung Quốc khỏi danh sách các quốc gia mà Washington cáo buộc là thao túng tỷ giá tiền tệ. .
Trước thềm thoả thuận, Mỹ huỷ bỏ cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá

Báo cáo còn nêu rằng Trung Quốc đã có những cam kết có thể thi hành được trong việc hạn chế giảm giá tiền tệ nhằm tăng sức cạnh tranh. Mặt khác, báo cáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước vì đã giúp mang lại những cải cách.

Chính quyền Mỹ hồi tháng 8./2019 chính thức gắn mác Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ sau khi ngân hàng trung ương nước này giảm giá đồng nhân dân tệ giữa cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994 Bộ Tài chính Mỹ gọi Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá. Theo Reuters, gần đây, Trung Quốc chỉ đáp ứng 1 trong 3 tiêu chuẩn của Bộ Tài chính Mỹ cho nhãn dán như vậy, đó là mức thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Trong báo cáo tiền tệ mới nhất, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Trung Quốc đã đưa ra "những cam kết có thể thực thi nhằm tránh phá giá đồng tiền vì mục đích cạnh tranh". Báo cáo cũng nói Trung Quốc đã nhất trí công bố các dữ liệu về tỷ giá và các cán cân tài chính.

Động thái này diễn ra trước thềm lễ ký kết thỏa thuận Mỹ-Trung, được cho là  nhằm xuống thang cuộc chiến thương mại song phương của hai cường quốc.

Ngày thứ Hai (13/1), Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã dẫn đầu phái đoàn Mỹ đặt chân tới Washington để chuẩn bị cho lễ ký thỏa thuận với ông Trump tại Nhà Trắng, dự kiến diễn ra vào ngày 15/1. Nguồn thạo tin nói rằng việc bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tỷ giá thực ra không ảnh hưởng gì đáng kể đến Trung Quốc, nên việc Mỹ rút Trung Quốc khỏi danh sách này chẳng qua chỉ là một hành động mang tính biểu tượng nhằm thể hiện thiện chí.

Cùng ngày 13/1, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với Fox Business rằng công tác dịch thuận thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung gần như đã hoàn tất và văn kiện thỏa thuận sẽ được công bố vào ngày 15/1 ngay trước khi diễn ra lễ ký.

Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh việc đồng Nhân dân tệ, sau khi giảm giá tới 7,18 tệ đổi 1 USD vào đầu tháng 9, đã hồi phục và hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 6,93 tệ đổi 1 USD.

"Trong bối cảnh này, Bộ Tài chính xác định rằng Trung Quốc không nên tiếp tục bị xem là quốc gia thao túng tỷ giá ở thời điểm hiện tại", báo cáo viết.

Tuy nhiên, báo cáo cũng khuyến nghị Trung Quốc có các biện pháp quyết liệt để tránh việc đồng Nhân dân tệ giảm giá kéo dài, mở cửa thị trường rộng hơn để cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Báo cáo giữ 8 quốc gia trong danh sách theo dõi về tỷ giá từ báo cáo lần trước, bao gồm Đức, Ireland, Italy, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm một quốc gia thứ 9 là Thụy Sỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...