Tỷ lệ đàn ông Hàn Quốc nghỉ việc về nhà làm nội trợ cao kỷ lục

Tại Hàn Quốc, số lượng những ông bố rời khỏi lực lượng lao động để dành thời gian chăm sóc con cái và gia đình đã chạm mức cao kỷ lục 16.000 người vào năm 2023…

Tỷ lệ đàn ông Hàn Quốc nghỉ việc về nhà làm nội trợ cao kỷ lục

Theo dữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Hàn Quốc, năm 2023 chứng kiến số lượng những ông bố không hoạt động kinh tế để dành thời gian cho việc nuôi dạy con cái đã tăng 37,4%, từ mức 12.000 vào năm 2022 lên 16.000 người vào 2023.

Đây hiện là mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi thống kê được theo dõi lần đầu tiên vào tháng 6/1999. Con số này gần như tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua. Và khi số lượng trẻ sơ sinh trong nước giảm, nam giới đảm nhận trách nhiệm nội trợ để nuôi dạy con cái ngày càng tăng.

Trong khi tổng số người rời bỏ lực lượng lao động để chăm sóc con cái giảm từ 1,42 triệu năm 2013 xuống còn khoảng 856.000 người vào năm ngoái, thì tỷ lệ nam giới quyết định ở nhà nội trợ lại tăng tương đối.

Hiện tượng này có thể là do sự thay đổi trong xã hội, khi người phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi sinh đẻ và khuyến khích nam giới nghỉ làm để chăm sóc con cái sau đó như một cách cùng nhau chia sẻ trách nhiệm gia đình.

Theo nhóm tuổi, những người cha nội trợ toàn thời gian ở độ tuổi 40 chiếm hơn một nửa, tiếp theo là khoảng 4.600 người cha ở độ tuổi 30, chiếm 28,8%.

Cũng vào năm ngoái, chỉ có khoảng 840.000 người phụ nữ ở Hàn Quốc không hoạt động kinh tế để nuôi dạy con cái, giảm 14,7% so với năm 2022. So sánh với một thập kỷ trước, vào năm 2013, có khoảng 1,47 triệu bà mẹ nội trợ ở nhà chăm sóc con cái. Con số này đã giảm dần xuống còn 1,26 triệu vào 2017 và 984.000 vào 2022.

Tuy nhiên, số lượng phụ nữ làm nội trợ toàn thời gian vẫn đông hơn nam giới tới gần 50 lần, đồng nghĩa với việc việc nuôi dạy con cái tiếp tục là trách nhiệm đè nặng lên vai người mẹ ở Hàn Quốc.

Các bà mẹ ở độ tuổi 30 là nhóm tuổi nổi bật nhất, chiếm 59,1% tổng số bà mẹ không hoạt động kinh tế, tiếp theo là những bà mẹ ở độ tuổi 40.

Ở một khía cạnh khác, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế tại Hàn Quốc đang ngày càng tăng. Năm 2011, chưa đến đa số, tức vào khoảng 49,8% tổng số phụ nữ, là thuộc lực lượng lao động. Tỷ lệ này đã tăng lần lượt 50,3% và 53,5% vào năm 2013 và 2019. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động năm ngoái đã phá kỷ lục ở mức 55,6%.

Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động của Hàn Quốc vẫn ở mức thấp dưới trung bình của OECD là 56,4%.

Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho biết thêm sự tham gia kinh tế của phụ nữ Hàn Quốc xếp gần cuối bảng trong số 37 quốc gia thành viên OECD vào năm 2021. Do vậy, chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực triển khai các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh tế của phụ nữ trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và giá trị bình đẳng của xã hội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...