Lao đao vì cuộc khủng hoảng lao động, Nhật Bản phải “nhờ cậy” tới robot, AI và Avatars

Hàng loạt cuộc khảo sát ở Nhật Bản đều cho thấy tình trạng thiếu lao động ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu ước tính, mức thiếu hụt sẽ lên tới hơn 11 triệu người lao động vào năm 2040…

c3f6a9e4ef1e0109ff41cbf19a9dc9a1-1826.jpg

Tại Nhật Bản, sự thiếu hụt lao động trong nền kinh tế già hóa nhanh nhất thế giới đang ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống của người dân cũng như hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp.

Đường sắt Trung tâm Nhật Bản đã ngừng hoạt động xe đẩy đồ ăn được yêu thích trên tàu cao tốc Tokyo-Osaka vào tháng 10/2023. Trong khi các máy bán hàng tự động trên khắp đất nước thường xuyên gặp phải tình trạng bị bỏ trống trong nhiều ngày.

“Tình trạng thiếu lao động ở Nhật Bản đang diễn ra bất kể nền kinh tế có hoạt động tốt hay không. Chúng tôi đang bắt đầu thiếu lao động cho các dịch vụ thiết yếu nhất mà người dân dựa vào để duy trì lối sống và cơ sở hạ tầng xã hội”, ông Shoto Furuya, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Recruit Works Institute (RWI), cho biết.

RWI ước tính, Nhật Bản sẽ thiếu hụt 11 triệu lao động vào năm 2040, với số người trên 65 tuổi - vốn chiếm gần 30% dân số - dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2042.

Trong thập kỷ qua, Nhật Bản phải dựa vào lao động nữ và người cao tuổi, một phần do những hạn chế nghiêm ngặt trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài. Nhưng Naruhisa Nakagawa, người sáng lập quỹ phòng hộ Caygan Capital, tiết lộ rằng kể từ năm nay hai nhóm lao động này sẽ không còn đủ và số lượng lao động chính của đất nước sẽ bắt đầu suy giảm.

Cách nền kinh tế tiên tiến nhất châu Á ứng phó với cuộc khủng hoảng lao động sẽ được cả thế giới dõi theo một cách chặt chẽ, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc - quốc gia cũng đang có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự khi dân số đang già hoá và bắt đầu giảm sút một cách nhanh chóng.

Và phương án mà Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện trước mắt để giải quyết thách thức về nhân khẩu học là bổ sung những hệ thống robot, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như avatars (hình đại diện) vào nhiều khía cạnh xã hội và ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.

NGÀNH XÂY DỰNG

screenshot-2024-01-23-at-095912-5808.png
Robot công nghiệp của Toggle với khả năng lắp ráp các thanh cốt thép

Ngành xây dựng Nhật Bản từ lâu đã gặp khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân bất chấp nỗ lực thu hút thêm nhiều phụ nữ và lao động trẻ hơn bằng mọi cách thức, từ tăng lương và cung cấp đồng phục làm việc hợp thời trang hơn cho đến lắp đặt nhà vệ sinh di động dành cho nữ tại các công trường xây dựng.

Tuy nhiên, theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, số lượng người làm việc trong lĩnh vực này đã giảm 30% xuống còn 4,8 triệu công nhân so với mức đỉnh vào năm 1997.

screenshot-2024-01-23-at-095858-8538.png
Ngành xây dựng Nhật Bản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công nhân lớn tuổi

Dữ liệu của Bộ cũng cho thấy chỉ có 12% công nhân xây dựng ở độ tuổi dưới 29, trong khi khoảng 36% ở độ tuổi trên 55. Vấn đề nhân sự của ngành nghiêm trọng đến mức cần tới 5 năm để chuẩn bị cho các quy định lao động mới, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4/2024, cắt giảm thời gian làm thêm giờ của công nhân xây dựng và tài xế xe tải.

Đối với Daniel Blank, giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp Toggle, cuộc khủng hoảng lại mang đến một cơ hội kinh doanh cho ông.

Ông Daniel Blank đã đi từ New York đến Nhật Bản vào năm ngoái để thúc đẩy việc sử dụng robot công nghiệp nhằm tự động hóa quy trình sử dụng nhiều lao động nhất tại các công ty xây dựng: đó là lắp ráp các thanh cốt thép. Năm ngoái, Toggle đã huy động được khoản đầu tư tổng cộng 1,5 triệu USD từ Tokyu Construction và Takemura, hai tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản.

“Các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm công nghệ mới trên toàn thế giới. Với việc tuyển dụng ngày càng khó khăn và đắt đỏ, họ cần phải chủ động với những cách thức mới để thực hiện các dự án xây dựng”, ông Daniel Blank nhấn mạnh.

VẬN TẢI - HẬU CẦN

screenshot-2024-01-23-at-095923-4506.png
Sự thiếu hụt lao động dự kiến sẽ dẫn đến chất lượng dịch vụ thiết yếu sụt giảm, trong khi số người Nhật trên 65 tuổi được dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2042

Trong nhiều thập kỷ, nhà sản xuất bánh kẹo khổng lồ Lotte đã giao những chiếc bánh quy Koala's March, bằng xe tải. Nhưng giờ đây, để đối phó với tình trạng thiếu tài xế trầm trọng khi thay đổi quy định về làm thêm giờ có hiệu lực, một trong những món ăn vặt yêu thích của trẻ em tại Nhật Bản sẽ được giao bằng tàu hỏa.

Các công ty khác trên khắp Nhật Bản, bao gồm nhà sản xuất ô tô Toyota và tập đoàn thương mại điện tử Rakuten, cũng đang có những bước chuẩn bị tương tự, với việc phát triển robot và xe tự lái cũng như hợp nhất với các đối thủ nhỏ hơn.

screenshot-2024-01-23-at-095838-8533.png
Nhật Bản có thể thiếu 11 triệu lao động vào năm 2040

Khoảng 4 triệu máy bán hàng tự động của Nhật Bản cần một đội quân tài xế xe tải để lấp đầy chúng hàng ngày. Nhưng càng ngày, khoảng cách giữa các lần nạp hàng hàng ngày càng bị kéo dài, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hay thậm chí cả các thành phố lớn.

Và tất nhiên, các đơn vị phụ trách đang phải gấp rút học cách thích ứng với tình hình chung. JR East Cross Station, một nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống, đã bắt đầu sử dụng tàu để vận chuyển đồ đóng chai tới các hệ thống máy bán hàng tự động tại ga tàu.

Tại nhà máy Motomachi ở tỉnh Aichi, miền trung Nhật Bản, Toyota đã bắt đầu sử dụng đội “robot hậu cần” để nhận và di chuyển ô tô đến khu vực chất hàng. Nhà sản xuất ô tô hy vọng sẽ có thể sớm thay thế 22 công nhân ở sân bằng 10 robot.

Một giám đốc của Toyota cho biết: “Sự thiếu hụt tài xế xe tải không chỉ là vấn đề của năm 2024 mà là vấn đề chúng tôi đã phải đối mặt từ rất lâu trước đây. Nhưng ngay cả những nỗ lực này cũng sẽ chưa đủ đề bù đắp được số lượng tài xế mà chúng tôi cần”.

NÔNG NGHIỆP

screenshot-2024-01-23-at-095932-3215.png
Nhật Bản muốn tự chủ hơn trong sản xuất nông nghiệp nhưng vì thiếu lao động mà mục tiêu này gần như không thể đạt được

Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy, về khía cạnh lượng calo (calorie term), chính phủ nước này đã đặt mục tiêu 45% tự cung tự cấp cho nhu cầu lương thực vào năm 2030, cao hơn so với mức 38% ghi nhận năm 2022.

Nhưng mục tiêu đó ngày càng có vẻ khó đạt được, với tỷ lệ đất nông nghiệp bị bỏ hoang trung bình trên toàn quốc hiện vượt quá 10%. Khi đất trồng trọt quan trọng đã trở thành đồng cỏ, các nhà phân tích cảnh báo rằng một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhất của Nhật Bản, bao gồm rượu sake và các thực phẩm đặc sản khác, có nguy cơ biến mất trong tương lai.

screenshot-2024-01-23-at-095815-6040.png
Tình trạng thiếu hụt lao động làm tăng thêm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nhập khẩu thực phẩm

Với 43% nông dân Nhật Bản trên 75 tuổi và độ tuổi trung bình của tất cả nông dân là gần 68, giám đốc điều hành và người sáng lập công ty robot Tmsuk Yoichi Takamoto cho biết Nhật Bản có rất ít lựa chọn ngoài việc sử dụng lực lượng lao động robot.

Tại vùng đất nông nghiệp của quận Miyazaki ở miền nam Nhật Bản vào mùa hè năm ngoái, một con vịt robot có tên Raicho 1 – của nhà sản xuất Tmsuk – đã được thả ở cánh đồng lúa để nhổ cỏ. Robot chạy bằng năng lượng mặt trời này chỉ là một trong số những thiết bị được thiết kế để gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch một vụ lúa tiêu chuẩn mà không cần đến con người. Một khẩu súng phun nước áp suất cao cũng được lắp đặt để xua đuổi lợn rừng và hươu hiện đang lang thang tự do hơn khi dân số trong khu vực giảm sút.

Dự án thí điểm kết thúc vào vụ thu hoạch lúa tháng 10/2023 đã mang lại một kết quả đầy thú vị cho cả công ty và Nhật Bản: tổng số giờ con người tham gia vào quy trình này giảm từ 529 giờ xuống còn 29 giờ, giảm 95% nhân lực nhưng tổng sản lượng lúa chỉ thấp 20%.

BÁN LẺ

screenshot-2024-01-23-at-095941-1320.png
Các nhà bán lẻ Nhật Bản rút ngắn thời gian hoạt động, cài avatar và thuê sinh viên nước ngoài để đối phó với tình trạng thiếu lao động

Trong một cửa hàng tiện lợi nhỏ ở trung tâm Tokyo, một nhân viên tươi cười chào đón khách hàng ngay tại cửa. Dễ thương và sống động, nhân viên này đưa ra lời chào và chỉ dẫn từ một màn hình dài 1,2 mét.

Đây là một avatar điều khiển từ xa bởi một người phụ trách ở chuỗi bán lẻ Lawsons và là một phần của cuộc thử nghiệm của công ty công nghệ Avita.

Ông Kazuki Tsukiuda, giám đốc điều hành cấp cao của Lawson, cho biết: “Chúng tôi bắt đầu nghĩ về việc sử dụng avatar trong thời kỳ đại dịch Covid-19 như một cách để bảo vệ người lao động và giờ đây nó có thể giúp vận hành cửa hàng khi không có đủ nhân viên”.

Trong tương lai, một nhân viên - có thể là người lớn tuổi quay lại lực lượng lao động, người khuyết tật thích làm việc tại nhà hoặc sinh viên làm thêm - sẽ được giao phó công việc kiểm soát ba đến bốn avatar đại diện, cho phép chuỗi bán lẻ có thêm nguồn hỗ trợ làm ca đêm và các địa điểm nông thôn ít người.

screenshot-2024-01-23-at-095749-5650.png
Tình trạng thiếu lao động ngành bán lẻ dự báo còn trầm trọng hơn

Tình trạng thiếu lao động đã buộc các nhà bán lẻ và cửa hàng tiện lợi Nhật Bản (combini) phải cắt giảm giờ làm và dịch vụ. Theo Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Nhật Bản, các cửa hàng tiện lợi của nước này thiếu 172.000 nhân viên vào năm 2020 và cơ quan thương mại dự báo con số này sẽ tăng thêm 101.000 vào năm 2025. Do đó, hiệp hội cho biết chỉ có 87% các cửa hàng combini hiện mở cửa 24 giờ, thấp hơn so với với 92% vào cuối tháng 8/2019.

Thuê sinh viên nước ngoài, những người chịu khó làm việc bất chấp những hạn chế chặt chẽ về nhập cư của đất nước, là một lựa chọn khác. Nhưng một số người cần nhiều tuần đào tạo để đáp ứng mong đợi của khách hàng địa phương. Ông Kazuki Tsukiuda nhận xét: “Thực sự để nói, chỉ có một số ít người hiểu được cách phục vụ khách hàng của người Nhật và có thể diễn đạt đúng được điều đó trôi chảy bằng tiếng Nhật”.

Mặc dù hiện chỉ có 8 cửa hàng Lawson có avatar, nhưng giám đốc điều hành Avita Shogo Nishiguchi nhấn mạnh rằng sứ mệnh của công ty là cung cấp thêm 100.000 avatar đại diện làm việc trên khắp Nhật Bản vào năm 2030.

“Ở các vùng nông thôn, hình đại diện có thể giúp các cửa hàng tiếp tục mở cửa. Ngay cả khi chúng tôi tăng lương gấp đôi thì vẫn không có ai để thuê”, ông Kazuki Tsukiuda chia sẻ với Financial Times.

Xem thêm

Trung Quốc “loay hoay” cải thiện tình trạng già hoá dân số

Trung Quốc “loay hoay” cải thiện tình trạng già hoá dân số

Trung Quốc sẽ ban hành các chính sách để thúc đẩy tỷ lệ sinh, vào thời điểm các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng sự sụt giảm dân số sắp xảy ra của Trung Quốc có thể gây tổn hại sâu sắc cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...