Ukraine nhờ ASEAN ngăn "trò chơi an ninh lương thực" của Nga

Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi các nước Đông Nam Á ngăn Nga tái thiết lập một thỏa thuận liên quan đến vận chuyển ngũ cốc - một trong những vấn đề có sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực thế giới.

Việc Nga tái gia hạn thoả thuận ngũ cốc Biển đen có thể tạo nên sức ảnh hưởng mới của Nga với an ninh lương thực thế giới

Ngoại trưởng Ukraine đã kêu gọi các quốc gia ASEAN thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn Nga tái thiết lập một thoả thuận được đánh giá có thể nâng vị thế của Nga với vấn đề an ninh lương thực thế giới. Đây là thỏa thuận cho phép xuất khẩu thực phẩm và phân bón từ một số cảng Biển Đen của Ukraine - do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vào ngày 22/7. Thoả thuận này có thể kết thúc vào ngày 19/11 nếu Nga hoặc Ukraine không đồng ý gia hạn.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Campuchia bên lề hội nghị cấp cao ASEAN, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết các đóng góp hiện nay của Nga trong thỏa thuận là không đủ và cần thực hiện các biện pháp đảm bảo các thanh tra của họ không cố tình trì hoãn các chuyến hàng xuất khẩu của Ukraine. “Việc duy trì sự đồng thuận của Nga thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các thanh sát viên Nga hành động một cách thiện chí và không cố tình gây ra bất kỳ sự chậm trễ giả tạo nào. Tôi xin kêu gọi tất cả các thành viên ASEAN thực hiện mọi phương pháp có thể để ngăn Nga ‘chơi đùa’ với tình hình an ninh lương thực của thế giới”.

Đây cũng là lần đầu tiên Ukraine tham gia Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị cấp cao Đông Á song song. Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cũng nằm trong số những người tham dự, cũng như Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Ngoại trưởng Kuleba cho biết ông Lavrov đã không yêu cầu một cuộc gặp riêng trong hội nghị thượng đỉnh - một việc khá thông thường trong ngoại giao quốc tế. “Nếu ông ấy muốn gặp gỡ, chúng tôi sẽ cân nhắc”, đồng thời ông Kuleba cũng nói rằng Nga cần phải tiếp cận tất cả các cuộc đàm phán một cách thiện chí. “Không có một dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chân thành tìm kiếm các cuộc đàm phán.

Bên cạnh đó, ông Dmytro Kuleba cho biết ông đã thảo luận với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á về cách thức mà họ có thể hỗ trợ Ukraine và muốn truyền đạt rằng việc bày tỏ thái độ trung lập và không lên án Nga là đi ngược lại lợi ích của họ. “Điều tồi tệ nhất mà một quốc gia có thể làm là không làm gì,” ông Kuleba nhận xét.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...