Anh có thể phải đối mặt với khủng hoảng thực phẩm do dịch cúm gia cầm

Người dân Anh có thể sẽ phải loại bỏ nhiều món ăn quen thuộc khỏi thực đơn Giáng Sinh vì dịch cúm gia cầm làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu trứng và gà tây.
cúm gia cầm

Đối mặt với tình trạng bùng phát dịch cúm gia cầm, một số siêu thị ở Anh đã cảnh báo rằng nguồn cung thịt gia cầm và trứng có thể bị gián đoạn, trong khi các cửa hàng tạp hóa cũng có những động thái tăng dự trữ gà tây trước mùa lễ hội.

Theo Reuters, tập đoàn siêu thị lớn thứ hai của Anh, Sainsbury's cho biết họ đã phải đặt hàng nhiều hơn để chuẩn bị sẵn sàng hàng dự trữ khi mùa lễ hội đến gần, trong khi chuỗi siêu thị hàng đầu, Tesco cho biết vào tháng 10 rằng họ hy vọng sẽ có đủ gà tây cho Giáng sinh.

Nhiều người mua sắm tại chuỗi cửa hàng giảm giá Lidl được cho là chỉ có thể mua tối đa ba hộp trứng, trong khi chuỗi siêu thị lớn thứ ba của Vương quốc Anh Asda đã giới hạn khách hàng mua hai hộp cho mỗi giao dịch.

Đợt bùng phát cúm gia cầm hiện nay là đợt bùng phát lớn nhất từng xảy ra ở Vương quốc Anh và chính phủ đã ra lệnh cho tất cả gia cầm và chim nuôi nhốt ở Anh phải nhốt trong nhà từ ngày 7/11 để cố gắng ngăn chặn dịch bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Không chỉ Anh, mà cả Hà Lan, Tây Ban Nha, Bulgaria, Đan Mạch và Pháp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Các chính phủ trên khắp châu Âu đã buộc phải tiêu hủy các quần thể gia cầm để hạn chế sự lây lan của dịch cúm. Gần 50 triệu con gia cầm đã bị xử lý ở châu Âu trong năm nay khi các quốc gia cố gắng ngăn chặn dịch bệnh, theo Cơ quan An toàn Thực phẩm của EU.

Hoa Kỳ cũng đang cảm nhận được tác động của dịch cúm gia cầm và giá gà tây đã tăng 73% so với thời điểm trước Lễ Tạ ơn năm ngoái.

Cúm gia cầm được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 410 triệu con gia cầm kể từ năm 2003, khi nó lần đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trung Quốc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...