"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình

Đừng chỉ nhìn vào mỗi ô cửa kính của mỗi Boutique hay một store và nghĩ rằng đơn giản. Thực tế đằng sau đó là cả một câu chuyện phức tạp về marketing cũng như những quy tắc trưng bày và thiết kế khắt khe.
"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình

Những nghệ sỹ trang điểm boutique

Bạn nghĩ gì khi nhìn vào mỗi cửa sổ trưng bày hàng của một thương hiệu? Mỗi ô cửa sổ đó thực tế giống như một cuộc chiến. Với các thương hiệu lớn, đó là một cách để xây dựng hình ảnh với chiến lược thay đổi chủ đề 03 tháng 01 lần. Những chủ đề này thường đều do những nghệ sỹ thực hiện, được kiểm duyệt khắt khe và thậm chí sẽ yêu cầu cả sự hợp tác của giám đốc sáng tạo thương hiệu.

Window display của những thương hiệu lớn – hay đúng hơn là những thương hiệu có một sự lựa chọn đối tượng gắt gao nên tất nhiên phải rất tinh tế. Tất cả được thực hiện chỉ bằng việc thông qua các chính sách về giá, về thiết kế cửa hàng, về thái độ phục vụ và cả về thiết kế sản phẩm.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 1

Cửa sổ trưng bày của Christian Dior

Còn với các thương hiệu dành cho số đông? Đây thực sự là một cuộc chiến và nếu ai đã từng nghe tới Cuộc Chiến Trên Sạp trong làng báo thì họ cũng sẽ rất nhanh hiểu về "Cuộc chiến nơi cửa sổ" của làng thời trang dòng mass. Theo những gì mà chúng tôi được biết, mỗi tuần cửa hàng sẽ đều phải có những thông báo chính thức về mặt hàng bán ra, những mặt hàng nào bán chạy nhất trong tuần để mặt hàng đó sẽ được tiếp tục trưng bày tại những vị trí quan trọng trong tuần tới. Mục đích của việc này là loại bỏ bớt những món đồ không được ưa chuộng và làm nổi bật những món đồ đang được chuộng.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 2

Cửa sổ trưng bày của Hermès mùa Thu Đông 2019

Còn đồ được trưng bày trong window display cũng sẽ được thay đổi trong vòng 20 ngày. Nhưng nếu một sản phẩm best-seller không được trưng bày trong window display tại một trong những shop của cửa hàng, điều gì sẽ xảy ra? Hãy yên tâm sẽ chẳng có cái đầu nào rơi đâu. (Chúng ta đang sống giữa thế kỷ 21 mà.) Nhưng chắc chắn sẽ có những cái ghế bị bay và một số kẻ phải ra đi. Và đó chính xác là điều vừa diễn ra tại một hãng phân phối một thương hiệu thời trang thuộc nhóm trẻ, hàng mass mà chúng tôi không tiện nêu ra. Tất nhiên, phải có tên gọi cho công việc sắp xếp các món đồ, trưng bày cửa hàng đó. Và đó là visual merchandiser.

Visual merchandiser là ai

Visual merchandiser được chia làm hai cấp độ, cấp độ hãng và cửa hàng. Tuy ở hai cấp độ khác nhau nhưng điểm chung của một visual merchandiser là việc xử lý các yếu tố thị giác và trưng bày để có thể tăng doanh số bán cao nhất.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 3

Cửa sổ trưng bày của Gucci 2019

Visual merchandiser cửa hàng và hãng

Nhưng ở những cấp độ khác nhau, các visual merchandiser cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định. Chẳng hạn các visual merchandiser của hãng sẽ có vai trò mang nhiều tính nghệ thuật hơn. Họ sẽ quan tâm nhiều tới các cửa sổ trưng bày hơn. Họ sẽ là những người đưa ra những map để các visual merchandiser cấp cửa hàng thực hiện. Công việc của một visual merchandiser cấp cửa hàng sẽ mang nhiều tính tỉ mỷ hơn. Họ sẽ là những người chăm chút tới sự tiện lợi của người mua hàng.

Xét trên một khía cạnh nào đó thì một visual merchandiser cấp hãng giống như một make-up artist. Trong khi đó một visual merchandiser cấp cửa hàng giống như một thợ trang điểm hơn.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 4

Cửa sổ trưng bày của Alexander McQueen

Tuy vậy, một cửa hàng muốn thành công cần phải có sự đóng góp và kết hợp chặt chẽ của cả hai người này. Và tất nhiên, từ những đóng góp của hai người này, bạn có thể đo đếm được sự chuyên nghiệp của một cửa hàng. Hãy chú ý tới các theme hay các chủ đề nơi cửa sổ trưng bày. Nó có nhất quán với những món đồ được bày bên trong không? Nó có bị sáo mòn, lặp lại và cũ kỹ không? Thậm chí, với các thương hiệu nhắm tới đối tượng mass, đồ trưng bày trong cửa hàng có phải là mốt đang thịnh hành không?

Tạm dừng với các cửa sổ trưng bày, hãy thâm nhập vào trong cửa hàng. Luật sắp xếp của những món đồ trong một cửa hàng thời trang thường là mỗi món phải có đủ 03 size hoặc 03 màu. Ngoài ra, món đó sẽ cần phải có thể phối với món ngay tiếp sau nó hoặc với món ở giá đồ ngay gần đó. Cửa hàng nào không có sự trưng bày này, bạn có thể nói cửa hàng đó không có sự chuyên nghiệp hoặc chí ít là thiếu sự chăm chút của một visual merchandiser cấp cửa hàng.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 5

Cửa sổ trưng bày của Gucci

Giống như một người thợ trang điểm, một visual merchandiser sẽ luôn phải chú ý chăm chút. Họ có thể không phải là người phải đi lau cửa kính cửa sổ trưng bày nhưng họ phải là người soi ra vết vân tay của một kẻ vô ý nào đó đã lưu lại để yêu cầu nhân viên lau sạch. Họ không phải là người phải vào kho lấy thêm hàng để bày cho đủ size nhưng họ lại phải là người nhìn ra điều đó. Họ thậm chí là người nhìn ra một cái áo bị treo ngược móc, một cái quần được sắp sai vị trí và chẳng thể phối với những món xung quanh.

Ngoài ra, không phải lúc nào sự sắp xếp của một visual merchandiser cấp hãng cũng là chính xác. Rất nhiều vấn đề có thể phát sinh, chẳng hạn như hết hàng, chẳng hạn như món đồ mà visual merchandiser cấp hãng chọn lại không trở thành sản phẩm best-seller khi đó rất có thể visual merchandiser cấp cửa hàng sẽ phải có những ứng biến kịp thời. Và điều quan trọng là ứng biến này vẫn phải phù hợp với chủ đề mà visual merchandiser cấp hãng đã đưa ra.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 6

Cửa sổ trưng bày của Hermès tại Việt Nam do nghệ sĩ Phan Ngọc Linh thực hiện năm 2018

Ngoài ra, cũng có những nguyên lý phức tạp khác trong việc trưng bày đồ. Chỉ tính đơn giản thì đã có rất nhiều kiểu giá, mỗi loại giá lại có một cách trưng bày với một số lượng nhất định.

Tựu chung lại, nếu chỉ nhìn vào mỗi boutique và nhận xét cửa sổ của hãng này sáng tạo, cửa sổ của hãng kia cổ điển hoặc cửa hàng này trưng bày thật đẹp mắt, cửa hàng kia thật phong cách thì không đúng.

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình ảnh 7

Cửa sổ trưng bày của Anthropologie năm 2016

Chúng ta cần hiểu rằng đằng sau mỗi vẻ đẹp đó là sự chăm chút của những con người thầm lặng. Vì vậy, lần sau bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi vô tình in dấu tay của mình trên cửa sổ của một thương hiệu nào đó hoặc đặt sai chỗ một món đồ nào đó trong một cửa hiệu! Sự chăm chút luôn đòi hỏi ở bất kỳ ngành nghề nào. Và với nghề visual merchandiser, điều đó càng đúng!

Xem thêm

Sắc tím ấm áp "Very Peri"- Gam màu trendy cho năm 2022 từ viện Pantone

Sắc tím ấm áp "Very Peri"- Gam màu trendy cho năm 2022 từ viện Pantone

Mỗi năm thế giới lại cập nhật một màu sắc tượng trưng, làm màu chủ đạo để gửi gắm một thông điệp ý nghĩa nhất định. Đón chào năm 2022 với ý niệm của màu tím ấm áp "Very Peri" phần lớn nằm ở mong muốn vượt qua đại dịch COVID-19 và các vấn đề xã hội khác.
Givenchy resort 2022: Khát vọng tự do của tuổi trẻ

Givenchy resort 2022: Khát vọng tự do của tuổi trẻ

Ký ức về thời tuổi trẻ lang thang ngang dọc nơi đường tàu được Giám đốc sáng tạo Matthew Williams cùng nghệ sĩ phun sơn Chito dựng lại vô cùng sống động trong video ra mắt bộ sưu tập resort mới của Givenchy.

Có thể bạn quan tâm

Những chiếc xe cảnh sát độc đáo nhất thế giới

Những chiếc xe cảnh sát độc đáo nhất thế giới

Một trong những phần thú vị nhất khi trở thành cảnh sát là có thể trải nghiệm trên một chiếc xe cảnh sát, từ những chiếc Ferrari cổ điển ở Colombia cho đến những chiếc Bugatti phá kỷ lục ở Dubai...

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Với hình dáng “kỳ quặc”, Volkswagen Beetle được những người mê xe yêu thích qua nhiều thế hệ. Di sản của “bọ cánh cứng” để lại là không thể phủ nhận và nhiều người đã từng rất đau lòng khi nghe thông tin ngừng sản xuất Beetle vĩnh viễn...