Vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên tranh cãi gay gắt tại phiên tòa ly hôn

Hôm qua (20/2), TAND TP HCM đã mở lại phiên xét xử vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên tranh cãi gay gắt tại phiên tòa ly hôn

Tại phiên tòa sáng 20/2, cả ông Vũ và bà Thảo đều đưa ra những lý do riêng dẫn đến việc bất đồng trong cuộc sống nên phải ly hôn. Trong đó, bà Thảo vẫn giữ nguyên yêu cầu ly hôn. Bà Thảo cho biết cả bà và ông Vũ đều không mong muốn đứng ở tòa nhưng có nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống nên buộc lòng phải chia tay. Bà Thảo tiếp tục đề nghị tòa tuyên cho bà nuôi cả 4 người con chung. Đáp lại, ông Vũ cho biết, ông không giành giật gì cả nhưng mong bà Thảo phải nói đúng sự thật.

Về việc chu cấp của chồng cho các con sau khi ly hôn, bà Thảo đề nghị cấp dưỡng mỗi người con 5% cổ phần của ông Vũ. Ông Vũ nói, ban đầu ông chỉ đồng ý cấp dưỡng 5% cổ tức/người con nhưng bà Thảo cho rằng cổ tức liên quan đến lời lỗ của tập đoàn và việc điều chỉnh sổ sách kế toán nên ông chỉ sẽ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 cháu.  

Đối với tranh chấp tài sản chung trong hôn nhân, luật sư phía ông Vũ trình bày chi tiết và đưa ra yêu cầu cho từng loại tài sản. Cụ thể, về 13 bất động sản chung, hiện ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỉ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỉ đồng. Số tài sản này sẽ được chia đôi.

Về tiền mặt, ngoại tệ, vàng trong các ngân hàng tương đương hơn 2.000 tỉ đồng, luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%. Ngoài ra, đối với cổ phần, phần vốn góp của vợ chồng trong 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, luật sư của ông Vũ đề nghị HĐXX chia theo tỉ lệ ông Vũ 70%, bà Thảo 30%.

Về quan điểm chia một số tài sản theo tỉ lệ ông Vũ được nhận 70% và bà Thảo 30%, luật sư đại diện phía bà Thảo cho biết khi phiên tòa vào phần xét hỏi sẽ hỏi để làm rõ ông Vũ đã tham gia đóng góp như thế nào mà đòi tỉ lệ 70%, trong khi bà Thảo chỉ 30%. Cuối giờ chiều 20/2, phiên tòa tạm kết thúc.

Hôm nay, ngày 21/2, phiên tòa tiếp tục làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...