20 triệu thùng dầu đang "tắc" tại Thổ Nhĩ Kỳ

Theo ước tính, 20 triệu thùng dầu đang tắc nghẽn ở Thổ Nhĩ Kỳ có giá trị lên đến 1,2 tỷ USD.
Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đưa ra các yêu cầu bảo hiểm mới đối với tàu chở dầu của Nga hiện đang chịu lệnh trừng phạt của EU và giới hạn giá của G7. 

Điều này đã làm chậm hoạt động của các tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ và giữa các cảng Biển Đen của Nga & Địa Trung Hải, trong đó có cả những con tàu chở dầu của Kazakhstan di chuyển qua eo biển Bosphorus. 

Dầu của Kazakhstan đi bằng đường ống qua Nga và được chất lên các tàu chở dầu tại cảng Novorossiysk. Các quan chức có thể theo dõi nguồn gốc của dầu trên vận đơn. 

Theo MarineTraffic, sử dụng tính năng theo dõi tàu AIS, cho biết số lượng tàu chở dầu đang chờ hiện đã lên tới 40 - tăng hơn gấp đôi trong những ngày gần đây, trong khi đó, thời gian chờ trung bình cũng đã thêm khoảng 47% so với tuần trước.

Andrew Lipow, chủ tịch công ty Lipow Oil Associates, cho biết nếu sự chậm trễ tiếp tục kéo dài, khách hàng sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế từ các quốc gia khác hoặc sẽ phải giảm công suất hoạt động vì không có đủ dầu thô, điều này ảnh hưởng đến nguồn cung xăng và dầu diesel. “Nếu điều này vẫn xảy ra trong một tuần nữa, chúng ta sẽ bắt đầu thấy tác động đến thị trường dầu,” ông Lipow nói.

Những người mua dầu Kazah bao gồm Châu Á, Châu Âu và một số ở Bờ Đông Hoa Kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...