Alibaba ra mắt sàn thương mại điện tử tại châu Âu, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp địa phương

Công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc, Alibaba nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử của mình ở nước ngoài, với dự định đưa nền tàng Tmall tới châu Âu…

Alibaba sẽ mở rộng một trong những trang web thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc, Tmall, sang châu Âu, chủ tịch Michael Evans cho biết hôm 15/6, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực vươn ra quốc tế của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc.

“Châu Âu là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp có thành phần quốc tế, bao gồm cả doanh nghiệp thương mại quốc tế, kinh doanh trên nền tảng đám mây, hay đặc biệt là kinh doanh hậu cần”, ông Michael Evans nhấn mạnh. 

thương mại điện tử
Chủ tịch Alibaba Michael Evans

Theo chủ tịch Evans tiết lộ, công ty hiện đang thực hiện một dự án thí điểm ở Tây Ban Nha và từ đó sẽ mở rộng khắp châu Âu.

“Các bạn sẽ thấy Tmall mà chúng tôi có ở Trung Quốc cũng sẽ có ở châu Âu. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ phục vụ các thương hiệu địa phương và người tiêu dùng địa phương tại thị trường địa phương,” ông Michael Evans cho biết tại hội nghị Viva Tech ở Paris, Pháp.

Tại Trung Quốc, Tmall là một trang web và ứng dụng của Alibaba tập trung chủ yếu vào việc bán các thương hiệu nước ngoài cho người tiêu dùng Trung Quốc.

Ra mắt Tmall ở châu Âu phản ánh sự thay đổi đáng kể trong chiến lược của Alibaba đối với các hoạt động thương mại điện tử quốc tế. 

Mặc dù các nỗ lực “quốc tế hoá” của Alibaba trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến không phải là mới, nhưng từ trước đến nay nó chủ yếu tập trung vào một trang web mang tên AliExpress. Tuy nhiên, AliExpress chủ yếu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang phương Tây, với sản phẩm có mức giá bình dân hơn nhưng thời gian giao hàng thường lâu các đối thủ khác.

Tuy nhiên, theo như gợi ý của ông Michael Evans, phiên bản Tmall ở châu Âu sẽ tập trung vào việc bán các thương hiệu địa phương cho người mua sắm địa phương. Không rõ liệu Tmall có được hợp nhất theo bất kỳ hình thức nào khác với AliExpress hay không.

thương mại điện tử

Thông báo mới nhất được đưa ra chỉ hơn hai tháng sau khi Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, công bố kế hoạch chia doanh nghiệp của mình thành sáu đơn vị, với mục tiêu trao cho mỗi đơn vị nhiều quyền tự chủ và quyền ra quyết định nhanh hơn. 5 trong số 6 đơn vị sẽ có CEO và hội đồng quản trị riêng, cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài và tiến hành IPO.

Trong khi đó, Bloomberg gần đây đã báo cáo Alibaba có thể đang cân nhắc IPO tại Mỹ cho một đơn vị thương mại điện tử của mình. Công ty được cho là đang trong giai đoạn đầu xem xét việc niêm yết, mặc dù quy mô của đợt IPO vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, sau khi được yêu cầu bình luận, Alibaba dường như phủ nhận báo cáo và cho biết hiện tại không có kế hoạch IPO. 

Một trong sáu doanh nghiệp độc lập của Alibaba được gọi là Tập đoàn thương mại Taobao Tmall, tập trung vào hai sản phẩm thương mại điện tử chính tại Trung Quốc là Taobao và Tmall. Nhưng Alibaba cũng có một đơn vị Thương mại Kỹ thuật số Toàn cầu tập trung vào việc thúc đẩy thương mại điện tử của công ty ra nước ngoài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…